Phát biểu khai mạc Đại hội lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 8-11 tại Bắc Kinh, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào kêu gọi áp dụng mô hình tăng trưởng mới dựa trên nhu cầu nội địa, đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng, đồng thời phát triển kinh tế tư nhân, đẩy mạnh chống tham nhũng…
Báo cáo mật tiết lộ khả năng xung đột vũ trang Trung - Nhật
- Cập nhật : 12/10/2016
Tranh chấp chủ quyền Trung - Nhật đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư có thể vượt quá tầm kiểm soát, dẫn đến xung đột quân sự nếu các bên không tăng cường đối thoại, báo cáo mật gửi Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo.
Theo chỉ đạo từ Bộ Ngoại giao, một phái đoàn ngoại giao Mỹ tuần trước đã có chuyến thăm Bắc Kinh và Tokyo để tìm hiểu về vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa 2 quốc gia này ở biển Hoa Đông.
Thành viên của phái đoàn ngoại giao Mỹ gồm 4 cựu quan chức cố vấn an ninh quốc gia của 2 đảng là Joseph Nye và James Steinberg (đảng Dân chủ) và Richard Armitage và Stephen Hadley (đảng Cộng hòa). Theo các thành viên trong phái đoàn, bà Clinton cử phái đoàn lưỡng đảng này đến nhằm chuyển thông điệp tới Trung Quốc và Nhật Bản rằng, cả đảng Cộng hòa lẫn đảng Dân chủ Mỹ đều ủng hộ quan điểm, lập trường của Chính phủ Mỹ đối với vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Vì thế, báo cáo này sẽ vẫn có "trọng lượng" bất chấp kết quả bầu cử Mỹ tới đây sẽ diễn ra như thế nào.
“Bộ Ngoại giao ủng hộ và sắp xếp chuyến đi này và họ làm việc với vai trò tham vấn cho Chính phủ Mỹ. Những người này không đến để làm trung gian hòa giải cho các vấn đề an ninh khu vực mà chủ yếu là lắng nghe quan điểm của mỗi bên”, John Echard, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Phái đoàn đã có các cuộc gặp riêng rẽ với Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường, Thủ tướng Yoshihiko Noda và ngoại trưởng hai nước. Trong các cuộc gặp ở Bắc Kinh và Tokyo, phái đoàn Mỹ nhận được những phản ứng khác nhau từ các quan chức và giới phân tích hai nước đối với nỗ lực của Mỹ nhằm xoa dịu tranh chấp. Trong khi một số quan chức Trung Quốc tỏ rõ sự không hài lòng, các nhà phân tích nước này có phản ứng quyết liệt hơn khi cáo buộc Nhật - Mỹ đang cố gắng làm đảo lộn hậu quả của Chiến tranh Thế giới II, các thành viên phái đoàn Mỹ cho biết.
Theo một thành viên trong phái đoàn, trong ngắn hạn, Mỹ không thể làm gì nhiều để giải quyết tranh chấp. Điều khả quan nhất mà Mỹ có thể hy vọng là chấm dứt căng thẳng giữa hai bên nhưng không có gì chắc chắn sẽ ngăn chặn xảy ra xung đột quy mô nhỏ. Tuy nhiên, một thành viên khác lại cho rằng, những nỗ lực ngoại giao tích cực từ các quan chức Mỹ ở khu vực cũng như những tuyên bố cấp cao của bà Clinton và ông Panetta sẽ góp phần làm nên khác biệt và giảm bớt nguy cơ xảy ra xung đột quân sự.
Tranh chấp chủ quyền Trung - Nhật ở biển Hoa Đông có thể leo thang xung đột quân sự. |
Dự kiến vào tuần sau, Ngoại trưởng Hilary Clinton sẽ nhận được báo cáo về kết quả chuyến thăm và những kiến nghị chính sách đối với Washington thời gian tới. Những nguồn tin rò rỉ từ bản báo cáo mật trên cho biết, phái đoàn Mỹ cảnh báo Ngoại trưởng Clinton rằng, mặc dù cả Trung Quốc và Nhật Bản đều không muốn đối đầu quân sự nhưng bất kỳ sai lầm hoặc tính toán sai nào đều có thể leo thang thành một cuộc xung đột quân sự.
Ngoài ra, theo báo cáo này, việc thiếu các kênh liên lạc và sự hiểu lầm nghiêm trọng giữa Trung Quốc và Nhật Bản làm tăng nguy cơ tranh chấp lãnh thổ nếu các tàu hai nước có sự va chạm hoặc xảy ra một số điều không may khác. Do đó, Bắc Kinh và Tokyo cần tăng cường đối thoại ở các cấp khác nhau, từ cấp nguyên thủ quốc gia đến các chỉ huy lực lượng bảo vệ bờ biển.
Việc cử phái đoàn trên đến Trung Quốc và Nhật Bản là nỗ lực của bà Clinton nhằm đánh giá các biện pháp giảm bớt căng thẳng ngày càng gia tăng giữa hai nước trong bối cảnh Bắc Kinh sắp có sự chuyển giao quyền lực lãnh đạo, Tokyo chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử vào năm tới và chủ nghĩa dân tộc ở hai nước ngày càng bùng phát do tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Trong số 4 thành viên phái đoàn Mỹ, Steinberg từng là Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ và hiện là Trưởng Khoa Maxwell thuộc Đại học Syracuse ở Syracuse, New York. Nye từng là Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng, Chủ tịch Hội đồng Tình báo quốc gia dưới thời chính quyền tổng thống Bill Clinton và chủ nhiệm khoa của Đại học Harvard ở Cambridge, Massachusetts. Hadley từng là cố vấn an ninh quốc gia dưới thời tổng thống George W. Bush. Armitage từng là Trợ lý Ngoại trưởng của chính quyền Bush.
THANH HƯƠNG
Theo Infonet, Zing