Như vậy, đại hội lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chính thức khai mạc. Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh bộ máy lãnh đạo của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Mỹ lên kế hoạch làm tê liệt nền kinh tế Iran
- Cập nhật : 12/10/2016
Các quan chức cho biết, Mỹ đang nghiên cứu một gói các biện pháp trừng phạt mới và chưa từng thấy đối với Iran khiến cho nước này không thể thực hiện hoạt động kinh doanh với hầu hết các nước trên thế giới.
Theo một nguồn tin có liên quan, những hạn chế về tài chính và thương mại này sẽ thiết lập một "cơ chế trừng phạt toàn diện" đối với Tehran. Tuy nhiên, nó có thể sẽ đặt chính quyền của Tổng thống Obama vào một tình huống khó xử với các đồng minh hiện vẫn giao dịch thương mại với Iran.
Hôm 8/11, trong công bố chính sách đối ngoại đầu tiên kể từ khi tái đắc cử, chính quyền Tổng thống Obama đã ra lệnh trừng phạt đối với 4 quan chức Iran và 5 tổ chức vì đã làm nhiễu các chương trình truyền hình vệ tinh và ngăn không cho công dân Iran truy cập Internet.
Các biện pháp mà Thượng nghị sĩ Mark Kirk của bang Illinois và Thượng nghị sĩ Robert Menendez của bang New Jersey muốn đề xuất trong dự luật quốc phòng đối với Iran hết sức sâu rộng. Họ muốn nhắm tới tất cả mọi thứ từ tài sản của Iran ở nước ngoài tới tất cả các hàng hóa nước ngoài được nhập khẩu.
Một cửa hàng thiết bị dân dụng tại Tehran, Iran. Ảnh: Internet. |
Các công ty bán máy móc thiết bị và các sản phẩm khác cho Iran sẽ phải dừng hoạt động này lại nếu không sẽ phải rút khỏi thị trường Mỹ. Những ngân hàng có khách hàng đang giao dịch với Iran cũng sẽ phải chịu hình phạt tương tự nếu không cắt đứt các mối quan hệ với họ. Và tài sản của Iran trong các tổ chức tài chính ở nước ngoài có thể sẽ bị đóng băng.
Tuy nhiên, các quan chức cho biết, những biện pháp trừng phạt được đề nghị bởi Thượng sĩ Kirk Kirk, Menendez và nhiều thượng nghị sĩ khác này sẽ không ảnh hưởng đến các mặt hàng thực phẩm, thuốc men, quảng bá cho nền dân chủ và các thiết bị thông tin liên lạc.
Washington và nhiều quốc gia khác ở châu Âu và Ả Rập lo ngại Iran đang cố gắng phát triển đầu đạn hạt nhân, ngay cả khi Iran luôn khẳng định chương trình hạt nhân của mình chỉ nhằm mục đích hòa bình. Chính quyền Obama cho biết việc sử dụng các biện pháp quân sự chỉ nên là phương sách cuối cùng và kêu gọi Israel dừng các kế hoạch tấn công phủ đầu nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran.
Mark Dubowitz, chuyên gia về các biện pháp trừng phạt và là Giám đốc điều hành của Tổ chức Quốc phòng thuộc Đảng Dân chủ cho rằng những biện pháp tấn công rộng lớn hơn về mặt kinh tế đối với Iran là cần thiết. Những biện pháp trừng phạt hiện có dù đã có những kết quả nhất định nhưng Iran vẫn có đủ dự trữ để duy trì đến giữa năm 2014 sau khi chương trình hạt nhân của nước này đã vượt qua "đường giới hạn đỏ" như dự đoán của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Dubowitz cho rằng, thậm chí nếu lượng xuất khẩu dầu mỏ của Iran giảm 1 triệu thùng một ngày so với 2,5 triệu thùng một ngày của năm ngoái, chính phủ nước này vẫn thu về được 37 tỷ USD nếu mỗi thùng có giá 100 USD. Ông cảnh báo: "Chúng ta vẫn còn một chặng đường dài để có thể làm tê liệt kinh tế (của Iran)".