Theo AFP, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan ngày 30/10 tuyên bố những tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông luôn có nguy cơ bùng phát thành bạo lực song Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thể hiện một thái độ muốn nhanh chóng nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng.
Biển Đông sẽ được bàn ở Đối thoại 3 bên Mỹ - Nhật - Ấn
- Cập nhật : 12/10/2016
Chính sách “xoay trục sang châu Á” của Mỹ, chương trình hạt nhân Iran, tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc – Nhật Bản và Biển Đông sẽ nằm trong số những vấn đề được thảo luận ở cuộc đối thoại 3 bên Mỹ - Nhật - Ấn được tổ chức hôm 29/10 tới tại New Delhi.
Thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông và tầm ảnh hưởng của Mỹ đang “đi xuống”
dẫn đến việc cả Ấn Độ và Nhật Bản đều mong muốn hình thành một quan hệ đối tác với Mỹ
Theo các nguồn tin chính thức, Mỹ dự kiến sẽ vắn tắt đề cập tới chính sách “xoay trục sang châu Á” của mình, một động thái được dẫn dắt bởi sự quyến rũ của các nền kinh tế mới nổi ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, song song với việc rút bớt quân tại Iraq và Afghanistan và tăng cường hiện diện quân sự tại châu Á – Thái Bình Dương.
Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ nói chuyện về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran.
Trong khi đó, Nhật Bản sẽ đề cập tới tranh chấp trên biển với Trung Quốc liên quan đến chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Và sự tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc tại Biển Đông dự kiến cũng sẽ được thảo luận ở cuộc đối thoại 3 bên này.
Bên cạnh đó, Mỹ - Nhật - Ấn cũng sẽ tìm hiểu khả năng hợp tác trong các lĩnh vực chiến lược, bao gồm cả nạn hải tặc và an ninh của các tuyến đường biển trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong bối cảnh ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng gia tăng trong khu vực.
Đoàn đại biểu Nhật Bản sẽ do Phó Thủ tướng phụ trách ngoại giao Kenji Hiramatsu dẫn đầu, phái đoàn Hoa Kỳ do Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách khu vực Nam và Trung Á Robert Blake làm đại diện và đoàn đại biểu Ấn Độ do Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Đông Á Gautam Bambawale làm Trưởng đoàn tham dự.
Theo giới phân tích, thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông và tầm ảnh hưởng của Mỹ đang “đi xuống”
dẫn đến việc cả Ấn Độ và Nhật Bản đều mong muốn hình thành một quan hệ đối tác với Mỹ là một trong những logic đằng sau mối quan hệ hợp tác Mỹ - Nhật - Ấn, dẫn đến sáng kiến tổ chức đối thoại 3 bên lần đầu vào tháng 12/2011.
Như vậy, Đối thoại 3 bên Mỹ - Nhật - Ấn sẽ diễn ra trước chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đến Tokyo tham dự Hội nghị Thượng đỉnh song phương Nhật - Ấn ngày 15/11 tới.
Linh Phương (Theo Times of India, Petrotimes)