Kyodo đưa tin, các nguồn tin Chính phủ Nhật Bản cho biết, nước này và Trung Quốc ngày 6/11 đã có cuộc đấu khẩu về tranh chấp bắt nguồn từ tuyên bố chủ quyền của hai bên đối với quần đảo Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) trên Biển Hoa Đông tại Hội nghị cấp cao Á-Âu tổ chức ở thủ đô Vientiane của Lào.
'Mỹ khuấy động tranh chấp Trung - Nhật'
- Cập nhật : 12/10/2016
Mỹ đang sử dụng Nhật Bản như một công cụ chiến lược nhằm thúc đẩy chính sách quay trở lại châu Á, dẫn đến căng thẳng leo thang gần đây giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại biển Hoa Đông.
Ông Trần Kiến từng là Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản và Phó Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc.
Đó là nhận định của cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc Trần Kiến, từng là Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản và Phó Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Ông cũng cho rằng, Mỹ nên kiềm chế Tokyo và tập trung nỗ lực ngoại giao thúc đẩy đàm phán Trung - Nhật về tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Đánh giá về ý đồ của Mỹ, ông Trần nói: “Điều Mỹ quan tâm là tranh cãi với Trung Quốc, chứ không phải gây chiến với Trung Quốc".
Mặc dù đã về hưu nhưng những bình luận của cựu quan chức ngoại giao này cũng rất quan trọng vì nó đại diện cho quan điểm phổ biến của Bắc Kinh vào thời điểm giới chức Trung Quốc tỏ ra thận trọng khi đưa ra bất cứ bình luận nào trong bối cảnh sắp diễn ra đại hội đảng.
Ông Trần cáo buộc Mỹ đứng sau xúi giục lực lượng cánh tả ở Nhật Bản và kích động sự trỗi dậy của chủ nghĩa quân phiệt. “Mỹ đang thúc giục Nhật Bản giữ vai trò lớn hơn trong khu vực xét về khía cạnh an ninh, chứ không chỉ về kinh tế. Điều này phù hợp với mục đích của phe cánh hữu ở Nhật Bản. Giấc mơ ấp ủ đã lâu này có lẽ giờ đã bị phát hiện”, ông Trần nhấn mạnh.
Mỹ từng tuyên bố, trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự, quần đảo tranh chấp này nằm trong hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Quan điểm này vấp phải sự chỉ trích quyết liệt từ phía Trung Quốc.
Ngoài ra, ông Trần Kiến cũng cho rằng, sự can thiệp của Mỹ vào tranh chấp giữa các nước ở Biển Đông, trong đó có đồng minh của Mỹ là Philippines là cách để Mỹ gia tăng tầm kiểm soát và kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc.
Ông Trần Kiến, hiện là Chủ nhiệm Khoa Nghiên cứu quốc tế thuộc Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, cũng đưa ra một danh sách dài những khuyến nghị và giải pháp Trung Quốc giải quyết căng thẳng với các nước láng giềng.
Trong khi đó, trong cuộc họp báo thường kỳ hôm qua, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tố Nhật Bản đang “tự lừa dối” mình khi không thừa nhận tranh chấp lãnh thổ Điếu Ngư/Senkaku với nước này.
"Nhật Bản đang tự lừa lối chính mình rằng không hề có bất cứ tranh chấp lãnh thổ nào với Trung Quốc. Điều đó không đúng. Họ đã mua bán bất hợp pháp các đảo thuộc quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, phá vỡ các thỏa thuận quan trọng mà các thế hệ lãnh đạo trước đây từng đồng thuận về các đảo này. Nhật Bản không nên có bất cứ ảo tưởng nào về vấn đề này nữa. Họ phải thừa nhận tranh chấp và giải quyết vấn đề thông qua đối thoại”, ông Hồng Lỗi nhấn mạnh.
Trước đó, Tokyo nhiều lần nhiều lần phủ nhận tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku với Bắc Kinh. Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba hôm qua nhắc lại tuyên bố trên bằng tuyên bố, Tokyo kiên quyết duy trì quan điểm không có tranh chấp chủ quyền chính thức đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
THANH HƯƠNG
Theo Infonet, Zing