Việt Nam là 1 trong 10 nước có bờ biển dài nhất trên trên thế giới. Vùng biển và ven biển được xác định có vị trí kinh tế, chính trị và an ninh, quốc phòng hết sức quan trọng nên việc xây dựng thương hiệu biển càng được xem là nhiệm vụ cấp thiết.
Trung Quốc 'mắng nhiếc thậm tệ' công dân đi du lịch Nhật Bản
- Cập nhật : 12/10/2016
Trong tuần, Thời báo Hoàn Cầu, tờ báo thuộc ĐCS Trung Quốc cùng rất nhiều các tờ báo khác của Trung Quốc đã đồng loạt lên tiếng chỉ trích gay gắt các du khách Trung Quốc đã đến Nhật Bản du lịch, phớt lờ lời kêu gọi tẩy chay mọi thứ liên quan đến Nhật Bản.
2.200 du khách Thượng Hải đến Nhật Bản du lịch đã bị báo của nhà nước Trung Quốc chỉ trích. |
Hôm 20/10 vừa qua, khoảng 2.200 du khách Thượng Hải đã lên một du thuyền của Italia và tới tỉnh Kumamoto xinh đẹp ở miền nam Nhật Bản để tham dự lễ hội bắn pháo hoa nối tiếng của vùng này.
“2.200 du khách Thượng Hải này đang làm tổn thương ai?”, Zhang Zhiwei, một nhà bình luận đặc biệt của tờ Thời báo Hoàn Cầu, giận dữ đặt câu hỏi trong bài xã luận ngày 22/10.
“Tôi không có quyền gọi 2.200 du khách này là “những người phản bội Trung Quốc”, những người đã bán đi lợi ích quốc gia. Nhưng một sự thật rõ ràng là: bất kể bạn đang dùng tiền của chính mình hay tiền của Nhà nước cho chuyến du lịch này đến Nhật Bản, rõ ràng là bạn đang giúp đỡ và ủng hộ cho ngành công nghiệp du lịch Nhật Bản, đem đến niềm hi vọng cho chính phủ và các lực lượng cực hữu của Nhật vào thời điểm mà nền kinh tế Nhật Bản chịu tổn thất nặng nề do chiến dịch tẩy chay hàng hóa Nhật của Trung Quốc”, ông Zhang viết tiếp.
“Là những công dân Trung Quốc, các bạn có trách nhiệm và nghĩa vụ hành động thống nhất về lợi ích quốc gia, bởi lẽ nếu không có quốc gia, sẽ không có gia đình. Điều đó cho thấy rõ ai là người đã bị 2.200 du khách Thượng Hải này làm tổn thương và ai đang bị họ phá hoại ngầm”, bài xã luận tiếp tục.
Trong cuộc thăm dò ý kiến dư luận gần đây nhất, người dân Đài Loan cho biết quốc gia mà họ ưa thích nhiều nhất là Nhật Bản và ít nhất là Trung Quốc. |
Dù có cùng "mối thù" với Nhật Bản và cũng đang tham gia vào cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku nhưng người dân ở Đài Loan lại không có những hành động và tư tưởng mang tính "dân tộc chủ nghĩa" cực đoan như vậy. Các du khách Đài Loan trong thời gian qua vẫn đi thăm Nhật Bản như bình thường dù mối căng thẳng có làm họ e ngại đôi chút.
Theo kết quả của một cuộc thăm dò ý kiến, gần 80% người Đài Loan tin rằng Đài Loan và Trung Quốc là 2 quốc gia riêng biệt.
Kết quả của cuộc thăm dò ý kiến do Trung tâm chính sách pháp luật, cơ quan có mối quan hệ mật thiết với đảng đối lập Dân chủ tiến bộ, được công bố hôm 21/10 tại thành phố Đài Bắc.
Kết quả này là tin xấu dành cho Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu, một đảng viên đảng Người yêu nước tạo dấu ấn nổi bật của thời kỳ cầm quyền của ông này bằng mối quan hệ thân thiện với chính quyền Trung Quốc đại lục.
Cũng trong cuộc thăm dò này, tỉ lệ ủng hộ ông Mã đã xuống thấp đến mức mới. Tổng cộng 70% cử tri Đài Loan phản đối cách điều hành chính quyền của ông Mã trong khi đó chỉ 20% người được hỏi ủng hộ đương kinh tổng thống Đài Loan, giảm đi 5% so với tháng trước.
Cuộc thăm dò ý kiến này cũng bộc lộ một số vấn đề then chốt khác. Các cử tri Đài Loan được thăm dò về thứ tự các quốc gia yêu thích của mình.
Trong số 4 quốc gia có liên quan đến Đài Loan, hầu hết người Đài Loan ưa chuộng Nhật Bản nhất, sau đó là Hoa Kỳ. Trung Quốc là nước bị người Đài Loan ít được yêu thích nhất.
Về câu hỏi quốc gia nào họ coi là có thiện cảm với Đài Loan nhất, Hoa Kỳ là quốc gia đứng đầu. Về câu hỏi quốc gia nào có quan điểm thù địch với Đài Loan nhất, câu trả lời là Trung Quốc.
LÊ DUNG
Theo Infonet