Như vậy, đại hội lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chính thức khai mạc. Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh bộ máy lãnh đạo của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Mỹ, Ấn và Nhật bàn cách đối phó với Trung Quốc?
- Cập nhật : 12/10/2016
Các quan chức cấp cao của 3 cường quốc hàng đầu thế giới gồm Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản hôm qua (29/10) đã tiến hành cuộc đối thoại 3 bên lần thứ 3 với nội dung trọng tâm là vấn đề an ninh hàng hải và định hình cấu trúc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Dẫn đầu phái đoàn Ấn Độ đến tham dự cuộc đối thoại 3 bên nói trên là ông Gautam Bambawale – Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách vấn đề Đông Á. Phái đoàn Mỹ do Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Trung Á và Nam Á – ông Robert Blake dẫn dầu. Trong khi đó, trưởng đoàn bên phía Nhật Bản là Thứ trưởng Ngoại giao Kenji Hiramatsu.
Các quan chức 3 nước Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản đã xem xét lại kết quả những vòng đối thoại trước được tổ chức ở Washington và Tokyo trước khi đi đến quyết định sẽ củng cố mối quan hệ hợp tác trong hoạt động chống khủng bố và an ninh hàng hải. Hai nhiệm vụ này là rất cấp thiết trong bối cảnh ngày càng xảy ra nhiều vụ cướp trên biển ở ngoài khơi Vịnh Aden và bờ biển Somali.
Ấn Độ đã tìm cách làm rõ từ phía Mỹ về cái gọi là chiến lược nhằm vào Châu Á của cường quốc số 1 thế giới. Theo chiến lược này, New Delhi trở thành trụ cột của an ninh trong khu vực.
Ngoài các chủ đề nói trên, các nguồn tin bí mật và đáng tin cậy tiết lộ, dù Bắc Kinh không được nhắc đến một cách công khai nhưng Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản đã thảo luận về an ninh hàng hải xét đến thái độ ngày càng hiếu chiến của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông và Ấn Độ Dương.
3 cường quốc trên đã thảo luận về cách thức để họ có thể tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn nhằm định hình cấu trúc khu vực Đông Á cũng như các vấn đề sẽ được đưa ra bàn bạc trong Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ở Campuchia sắp tới.
Trung Quốc đang trở thành mối lo ngại của cả Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ. Trung Quốc tranh chấp với Nhật Bản quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Ấn Độ lo Trung Quốc đang nhăm nhe tiến vào Ấn Độ Dương. Trong khi Mỹ không hài lòng với những hoạt động thể hiện sức mạnh của Trung Quốc ở các vùng biển quốc tế quan trọng như Biển Đông.
Kiệt Linh - (theo india.nydailynews, VNmedia)