Phát biểu khai mạc Đại hội lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 8-11 tại Bắc Kinh, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào kêu gọi áp dụng mô hình tăng trưởng mới dựa trên nhu cầu nội địa, đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng, đồng thời phát triển kinh tế tư nhân, đẩy mạnh chống tham nhũng…
Mỹ lo ngại về lá chắn hạt nhân Trung Quốc
- Cập nhật : 12/10/2016
Trong hai năm tới, Trung Quốc sẽ sử dụng tàu ngầm chiến lược có trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa với đầu đạn hạt nhân.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc
Theo hãng tin Reuters, đây là kết luận của Ủy ban phân tích quan hệ Mỹ-Trung trong lĩnh vực kinh tế và an ninh. Hiện tại Trung Quốc là đất nước duy nhất trong số các cường quốc hạt nhân cũ tiến hành mở rộng những vũ khí như vậy.
Theo Hiệp ước về không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968, các thành viên cũ của câu lạc bộ hạt nhân gồm Mỹ, Nga, Pháp, Anh và Trung Quốc. Còn có những "thành viên không hợp pháp" như Pakistan, Ấn Độ, CHDCND Triều Tiên, Israel. Dự thảo sơ bộ báo cáo mà Ủy ban chuẩn bị theo yêu cầu của Quốc hội Mỹ nói rằng Trung Quốc là hiện thân mối đe dọa nghiêm trọng đối với cân bằng quân sự trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cũng như có thể vi phạm tính toàn vẹn của chuỗi cung cấp quân sự của Mỹ.
Theo đánh giá của Ủy ban trên, sự xuất hiện của tàu ngầm Trung Quốc với tên lửa hạt nhân sẽ gây tác động đáng kể đối với vùng Đông Á và thậm chí cả địa bàn rộng lớn hơn, trở thành nguyên nhân gia tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington. Ngoài ra, việc mở rộng tiềm năng hạt nhân của Trung Quốc có thể kích động Nga và Ấn Độ cũng tăng thêm lượng dự trữ vũ khí hạt nhân của hai nước này. Bắc Kinh hiện theo đuổi chiến lược tạo lập “chiếc kiềng hạt nhân ba chân” là căn cứ tên lửa đạn đạo trên đất liền, trên biển và bom hạt nhân.
H.Phan (Theo Reuters)