Việt Nam là 1 trong 10 nước có bờ biển dài nhất trên trên thế giới. Vùng biển và ven biển được xác định có vị trí kinh tế, chính trị và an ninh, quốc phòng hết sức quan trọng nên việc xây dựng thương hiệu biển càng được xem là nhiệm vụ cấp thiết.
Thủ tướng Nga lạc quan về hợp tác ở Cam Ranh
- Cập nhật : 12/10/2016
Theo Vesti, Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev lạc quan với khả năng Nga quay lại Cam Ranh.
Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev cho biết: Nga và Việt Nam đã bàn thảo về vấn đề thành lập trung tâm cho tàu Nga tại Cam Ranh. Đây là một trong những vấn đề được đưa vào chương trình nghị sự, và nó sẽ tiếp tục được bàn thảo.
Theo Itar-Tass, Việt Nam đã quyết định hình thức hợp tác trong vấn đề này. Thủ tướng Nga đánh giá việc hợp tác là khả quan.
Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev lạc quan với khả năng Nga quay lại Cam Ranh |
Trước đây, Liên Xô/Nga từng thiết lập căn cứ quân sự ở Cam Ranh. Vịnh có thể tránh được bão từ biển Đông nhờ một bán đảo dài chừng 30km. Với địa thế của mình, Cam Ranh được coi là cảng nước sâu tốt nhất trên thế giới.
Thời chiến tranh Việt Nam, Cam Ranh là một trong những căn cứ hậu cần lớn của Mỹ. Người Mỹ đã xây dựng sân bay và một cảng biển hiện đại tại Cam Ranh. Sân bay Cam Ranh là nơi đóng quân của phi đội máy bay tiêm kích chiến thuận số 1 và phi đội máy bay vận tải của Mỹ.
Tháng 5/1979, Việt Nam và Nga ký một bản thỏa thuận sử dụng cảng Cam Ranh như một điểm bảo dưỡng cho các tàu Hải quân Liên Xô trong thời gian 25 năm.
Từ năm 1989, tàu chiến Liên Xô bắt đầu rút khỏi căn cứ.
Sau khi Hải quân Nga hoàn toàn rút khỏi Cam Ranh vào tháng 5/2002, Việt Nam tuyên bố sẽ không cho quân đội bất kỳ nước nào thuê Cam Ranh làm căn cứ.
Ngày 12/12/2009, Việt Nam mở cửa sân bay quốc tế tại Cam Ranh.
Hiền Thảo
Theo ĐVO