Với thói quen tóm chặt tay người đối diện kéo về phía mình trong một khoảng thời gian dài, Tổng thống Mỹ Donald Trump thường khiến các nhà lãnh đạo quốc gia khác bối rối, ngượng ngùng.
Báo Mỹ: Ông Putin quyền lực gây chia rẽ châu Âu
- Cập nhật : 14/02/2017
Sức mạnh Nga ngày càng hồi sinh, quyền lực của Tổng thống Putin ngày càng vững chắc thì các đối thủ của Moscow sẽ không chấp nhận để nước Nga được yên...
"Cái gọi là biện pháp tích cực được phổ biến trong Chiến tranh Lạnh, khi Hoa Kỳ tìm cách thống nhất, còn Liên Xô tìm cách chia rẽ Châu Âu, đang được Tổng thống Putin dùng kỹ thuật số tái hiện lại. Nhà lãnh đạo Nga đang xây dựng chính sách đối ngoại của Nga theo hướng phục vụ cho ước vọng quyền lực tuyệt đối của mình”, đó là bình luận của Bloomberg ngày 13/2.
Theo hãng tin Mỹ thì hiện nay đang có sự lo ngại về việc Moscow can thiệp vào tình hình chính trị - xã hội khắp châu Âu. Đang quay cuồng với Brexit, thì EU lại phải đối mặt với một chuỗi các cuộc bầu cử quan trọng trong năm 2017, mà bắt đầu vào tháng tới tại Hà Lan, sau đó là nước Pháp và nước Đức.
Quyền lực của Tổng thống Putin vững vàng luôn là điều cảnh báo với các thế lực thù địch của nước Nga
Từ cảnh báo của lãnh tụ Mặt trận Quốc gia Pháp Marine Le Pen thì có nguy cơ xảy ra Frexit, nếu lực lượng chính trị theo chủ nghĩa dân tộc chiến thắng trong cuộc bầu cử tại đất nước hình lục lăng vào tháng 5/2017. Trong khi đó tại Đức, nữ Thủ tướng Angela Merkel, người đang theo đuổi nhiệm kỳ thứ 4, đã cho rằng bà phải chiến đấu trong một cuộc bầu cử khó khăn nhất trong sự nghiệp chính trị của mình.
Trong khi đó tân Tổng thống Mỹ Donald Trump lại cho thấy sự thiện cảm với nhà lãnh đạo Nga qua những phát biểu và động thái gây chia rẽ hai bên bờ Đại Tây Dương, khi cho rằng NATO là lỗi thời, còn Brexit là tuyệt vời. Quan điểm, tư tưởng của nhà lãnh đạo Mỹ là một sự cộng hưởng tuyệt vời cho kế hoạch của Putin trong việc gây nguy hại cho Châu Âu.
Bloomberg dẫn lời cựu Cố vấn của Tổng thống Putin, ông Sergei Karaganov cho rằng: "Chúng tôi không quan tâm đến sự thống nhất trong liên minh xuyên Đại Tây Dương, song nếu nó rệu rã thì tốt hơn. Tuy nhiên chúng tôi không chơi các trò bẩn thỉu. Nga không tìm cách gây bất ổn cho NATO, mà sự tan rã, nếu xảy ra, là do chính bản thân NATO”.
Vậy nhưng, theo hãng tin Mỹ thì phương Tây được cho là đã phát hiện ra các tin tức giả mạo từ các trang web có liên kết với Nga, nhận tài trợ của Nga, trong đó có Mặt trận Quốc gia Pháp của lãnh tụ Le Pen. Theo Bloomberg thì đây được xem là chiêu trò đã được sử dụng trong thời Chiến tranh Lạnh Xô – Mỹ.
Không những vậy, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon còn cho biết trong tháng 2/2017, Nga đã thông tin sai lệch về những hoạt động để thử nghiệm sức mạnh của phương Tây tại ba nước thành viên NATO tại vùng Baltic - các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ nhưng luôn tỏ ra đối nghịch với Moscow.
Giới lãnh đạo thì đã EU cảnh báo Moscow về việc gây rủi cho các cuộc bầu cử tại các quốc gia thành viên EU quan trọng. Và theo Bloomberg, cơ quan tình báo nội địa của Đức cho biết đã tìm thấy bằng chứng ngày càng rõ ràng cho thấy sự can thiệp của Moscow vào tình hình chính trị - xã hội tại Châu Âu.
Lý giải cho quyết tâm của Tổng thống Putin, Bloomberg cho rằng nhà lãnh đạo Nga đương thời nuôi ước vọng của một Peter Đại đế. "Ý tưởng của Moscow là muốn được công nhận là một thế lực lớn, bất kể nó có khả năng và có vai trò trong việc thiết lập các quy tắc cho trò chơi quốc tế hay không”, ông Robert Legvold, giáo sư danh dự tại Đại học Columbia, Mỹ, phân tích.
Theo học giả người Mỹ thì "kể thời Peter Đại đế, Nga luôn đã được phương Tây đón nhận, nhưng Nga lại không bao giờ muốn chung sống với phương Tây". Ông Legvold cho rằng, dù nước Nga của Peter Peter Đại đế trở thành cường quốc Châu Âu nhưng luôn phải vật lộn với bản sắc phương Tây và mối quan hệ giữa Nga với phần còn lại của châu Âu luôn luôn bất ổn.
Theo tài liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ được công bố cho thấy, năm 1981, chính quyển Tổng thống Ronald Reagan đã phá vỡ nỗ lực của Liên Xô trong việc làm sai lạc thông tin, làm giả mạo tài liệu và khai thác các nhân vật chính trị, khoa học, kinh tế cũng như phương tiện truyền thông, nhằm gây ảnh hưởng đến chính sách của một quốc gia. Những nỗ lực đó đã được thiết kế và thực hiện bởi một bộ máy quan chức tại Moscow.
"Điều đó cho thấy Kremlin luôn quan tâm đến việc làm suy yếu, thậm chí sự thống nhất của phương Tây, qua đó làm suy yếu vai trò của Mỹ trên toàn toàn cầu, từ đó mở rộng ảnh hưởng cho Nga", phân tích của ông Heather Conley, cựu phó trợ lý ngoại trưởng về các vấn châu Âu và Á-Âu, hiện đang làm việc tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington.
Chính vì vậy: "Trên một phương diện nào đó, sự liên kết Mỹ - Châu Âu thông qua cấu trúc an ninh chung là sức mạnh mà ông Putin cần phải làm xói mòn để đạt được mục đích của mình. Vậy mà tân Tổng thống Trump lại có cách tiếp cận khó hiểu với Moscow cũng như cá nhân nhà lãnh đạo Nga", ông Conley bình luận.
Theo Bloomberg thì mặc dù đang có ảnh hưởng mạnh mẽ tới chính trị- xã hội tại châu Âu, song không có gì đảm bảo Moscow sẽ thành công trong các kế hoạch của mình. Điều đó một phần do Châu Âu có thể đáp ứng bất cứ thay đổi lớn nào trong trật tự hiện có của mình, một phần do giới chính trị truyền thống tại Mỹ sẽ có những biện pháp ngăn chặn những hành động của ông Trump có thể làm hại đồng minh.
Có thể thấy rằng, sức mạnh Nga ngày càng được hồi sinh và quyền lực của Tổng thống Putin ngày càng vững chắc thì các đối thủ của Moscow sẽ không chấp nhận để nước Nga được yên và sự đối trọng Nga – phương Tây sẽ ngày một căng thẳng và phức tạp hơn.
Ngọc Việt
Theo Báo Đất Việt