Trong bối cảnh khó dự đoán về định hướng chính sách đối ngoại của chính quyền D. Trump, Nhật Bản sẽ tranh thủ việc cải thiện quan hệ với các đối tác khác ở khu vực và quan hệ chặt chẽ hơn với Ấn Độ, một đối tác tự nhiên của Nhật Bản.
Đến nay, cả Phó Tổng thống Mike Pence và Ngoại trưởng Rex Tillerson đồng loạt tuyên bố kỷ nguyên “kiên nhẫn chiến lược” đối với Triều Tiên có từ thời Obama - Clinton đã chấm dứt. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, xuất hiện những cảnh báo rằng, Trump đang kích động Bình Những gây ra cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Cơ sở cho cảnh báo này là chính quyền không muốn chờ đến khi Triều Tiên có khả năng tấn công bằng vũ khí hạt nhân có thể vươn tới những thành phố trên lãnh thổ Mỹ như Seattle hay Honolulu.
Tuy nhiên có một điều chưa được bàn thảo tới, đó là mối đe dọa còn lớn hơn, còn cấp bách hơn và cần có những hành động khẩn trương, vì nó là vấn đề sống còn của Hoa Kỳ.
Kịch bản ác mộng đối với nước Mỹ bị kéo về thời kỳ cách đây cả vài thế kỷ khi chưa có điện, máy lạnh, điện thoại thông minh, ngày càng trở nên gần hiện thực, bởi sự tồn tại của hai vệ tinh Triều Tiên bay quanh quỹ đạo trên đầu những người dân Mỹ đang tận hưởng hạnh phúc và không hề biết gì về điều đó và chính quyền Obama hoàn toàn vô cảm trước mối đe dọa tận thế của một cuộc tấn công bằng xung điện từ (EMP - electromagnetic pulse).
Ngày 7/2/2016, Triều Tiên phóng một vệ tinh thứ hai KMS -4 tiếp theo sau vệ tinh KMS phóng vào tháng 12/2012. Cách đây môt năm, ngày 24/ 4/2016, James Woolsey, cựu Giám đốc cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) và Peter Vincent Fry, cựu Giám đốc Lực lượng Đặc nhiệm về An ninh Quốc gia và Nội địa đồng thời là Giám đốc Diễn đàn Chiến lược Hạt nhân, đã viết bài trên báo Washington Times, cảnh báo về mối đe dọa của cuộc tấn công hủy diệt EMP mà các vệ tinh nói trên có thể gây ra:
Cả hai vệ tinh hiện đang bay xung quanh quỹ đạo trên Nam bán cầu, tránh được hàng rào ra đa phòng thủ tên lửa của Mỹ, và có thể bay tới Mỹ từ hướng Nam là nơi việc phòng thủ có hạn chế. Cả hai vệ tinh này, nếu được trang bị đầu đạn hạt nhân - sẽ có thể thực hiện các cuộc tấn công xung điện từ (EMP), kéo theo việc gây ra mất điện diện rộng kéo dài hàng tháng, hàng năm đối với nước Mỹ, bằng cách đó có thể giết chết nhiều triệu người dân Mỹ.
Về mặt kỹ thuật, việc thực hiện các cuộc tấn công như vậy là khá dễ dàng - bởi vì vũ khí được kích nổ trên độ cao rất lớn, trong không gian vũ trụ, không cần tới các thiết bị chống sốc, không cần màn chống nhiệt, cũng không cần đưa các thiết bị chuyên chở quay trở về. Bởi bán kính sát thương của EMP là rất lớn, tới hàng ngàn km, vì thế độ chính xác không phải là vấn đề. Tất cả vũ khí hạt nhân đều thế.
Hơn nữa, Triều Tiên có thể có những vũ khí hạt nhân chuyên dụng, không gây ra những vụ nổ lớn, nhưng phát ra nhiều tia gamma để tạo ra các xung điện từ cao tần. Năm 2004, các tướng lĩnh cao cấp của Nga đã cảnh báo Cao ủy về EMP rằng bản thiết kế đầu đạn hạt nhân EMP của họ, sau một “sự cố”, đã bị lọt vào tay Triều Tiên và những nhà khoa học của họ bị thất nghiệp đã tìm được công việc trong chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Hai ông Woolsey và Pry cùng với William R. Graham, cựu cố vấn khoa học của Reagan, Chủ tịch tiểu ban EMP của Hạ viện, và Đại sứ Henry Cooper, Giám đốc Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược và là nhà thương lượng chính tại Đàm phán về Phòng thủ và Vũ trụ với Liên Xô, cùng Fritz Ermarth, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Quốc gia đã cảnh báo về mối đe dọa EMP từ Triều Tiên trong một bài báo đăng ngày 12/2/2016 trên tạp chí National Review:
Niềm tin ngây thơ về sự từ bỏ (vũ khí hạt nhân) minh bạch của họ có thể dẫn đến hàng triệu người Mỹ thiệt mạng.
Hôm thứ Bảy (7/2/2016) Triều Tiên đã phóng vệ tinh thứ hai, thế nhưng báo chí lại bỏ qua mối đe dọa hiện hữu này. Nhà Trắng không thừ nhận một diều rằng Triều tiên đã cho thấy khả năng giết nhiều người Mỹ nhất bằng cuộc tấn công xung điện từ. Người Phát ngôn Nhà Trắng và báo chí đã đánh lạc hướng công chúng với sự đảm bảo phi lý rằng Triều Tiên hiện chưa quân sự hóa các đầu đạn hạt nhân cũng như các tên lửa và vệ tinh của họ.
Chúng tôi, những người cả đời làm công việc phân tích chuyên sâu và tìm giải pháp chống các mối đe dọa tên lửa hạt nhân, từ mấy năm trước đã cảnh báo về việc tên lửa đẩy Unha -3 của Triều Tiên có thể đưa lên vũ trụ một đầu đạn hạt nhân nhở và cho nổ từ khoảng cách hàng trăm dặm phía trên nước Mỹ tạo ra vụ tấn công xung điện từ (EMP) dẫn đến sự mất điện dài ngày trên toàn quốc. Kết quả là một tình trạng hỗn loạn xã hội có thể làm cho hàng triệu người chết.
Bức hình một nước Mỹ chìm trong bóng tối, một nước Mỹ bất ngờ từ kỷ nguyên iPad quay trở về với chiếc xe ngựa, mới đây đã được mô tả trong seri phim “Cách mạng” của hãng NBC không phải là truyện khoa học viễn tưởng mà là chuyện rất có thể trở thành thực tế. Một bài báo có tựa đề: “Triều Tiên có thể hủy diệt Hoa Kỳ như thế nào?” đăng trên trang nhất của báo Investor’s Business Daily số tháng 4/2013 đã mô tả như sau:
Tên lửa đẩy ba tầng của Triều Tiên phóng vào tháng Chạp năm ngoái có thể bay quanh quỹ đaoh với một “gói hàng’ mà theo các chuyên gia có thể là cuộc thử nghiệm đưa vũ khí hạt nhân lên quỹ đạo để rồi sau đó điều chỉnh đường bay theo mệnh lệnh đến bất kỳ đâu trên đầu nước Mỹ và phát nổ trên độ cao lớn, phát ra các xung điện từ cao tần, làm cháy các mạch điện và mạng truyền dẫn điện trên toàn quốc.
Sự lo ngại về sự cố này còn được nhấn mạnh trong một nghiên cứu ít được đưa ra công chúng rộng rãi, xuất bản tháng Năm 2011 với tựa đề “ Trong bóng tối: Kế hoạch quân sự dành cho Sự kiện Thảm họa cơ sở hạ tầng” do Học viện Chiến tranh của Lục quân Mỹ soạn thảo, trong đó chỉ rõ, vụ kích nổ hạt nhân trên độ cao lớn tại các thành phó có thể xóa số mạng truyền dẫn điện với bán kính hàng trăm, thậm chí hàng ngàn dặm.
Ông Cheong Seong -chang, một nhà phân tích tại Viện nghiên cứu tư nhân Sejong của Hàn Quốc cho biết, việc phỏng vệ tinh của Bình Nhưỡng trùng với vòng thử vũ khí hạt nhân thứ ba được mô tả như là “cuộc thử hạt nhân mức độ cao”, rất có thể liên quan đến thiết bị được chế tạo từ urani làm giàu cao, thiết bị đó dễ dàng thu nhỏ hơn so với bom plutonium mà Triều Tiên đã thử năm 2006 và 2009.
Một thiết bị như vậy không nhất thiết phải có hiệu quả sát thương cao. Nó không cần được thiết kế để tạo ra vụ nổ lớn mà chuyển hóa năng lượng thành các tia gamma, phát ra các xung điện từ EMP hiệu quả.
Bất cứ vũ khí hạt nhân nào phát nổ từ độ cao trên 30 km đều phát ra các xung điện từ làm tiêu hủy các thiết bị điện tử và làm sập hệ thống dẫn điện và các cơ sở hạ tầng hệ trọng khác - truyền thông, giao thông, ngân hàng, tài chính, thực phẩm, nước uống...những nền tảng thiết yếu duy trì sự tồn tại của nền văn minh hiện đại và cuộc sống của 300 triệu người dân Mỹ.
Không có ai bị thương hoặc bị chết ngay sau khi vụ nổ xảy ra. Nhưng cuộc sống của Hoa Kỳ - siêu cường duy nhất và là nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ bị ngưng trệ đột ngột vì cả nước phụ thuộc vào những công nghệ tiên tiến nhất của thế kỷ 21 sẽ ngay lập tức quay ngược trở lại thời gian khoảng một trăm năm trước.
Triều Tiên cũng đang nghiên cứu phát triển tàu ngầm phóng tên lửa đạn đạo, cho phép tấn công lãnh thổ lục địa Mỹ từ một khoảng cách gần. Trong khi tàu ngầm của Triều Tiên chưa đủ độ tinh tế như tàu của Mỹ, họ chỉ có thể dùng một tàu phóng một tên lửa duy nhất, thậm chí phóng từ một tàu vận tải không có dẫn đường đến bờ biển phía Tây thì cũng đã là mối đe dọa mang tính thảm họa rồi.
Đúng như Woolsey và Pry đã nhận xét trên tạp chí The Hill số 29/3, mối đe dọa từ Triều Tiên đưa nước Mỹ trở về thời kỳ đồ đá là hoàn toàn có thật và cấp bách.
Truyền thông chủ đạo và một số quan chức chưa có nhiều tri thức về vấn đề này vân tiếp tục cho rằng Triều Tiên chưa có năng lực thực hiện lời đe dọa lặp đi lặp lại của họ rằng sẽ tấn công nước Mỹ bằng vũ khí hạt nhân. Một sự bảo đảm dối trá đã được chuyển tải đến người dân Mỹ rằng, Triều Tiên vẫn chưa “cho thấy” họ có thể thu nhỏ các đầu đạn hạt nhân đến mức có thể lắp trên tên lửa, hoặc chưa thể chế tạo được các tàu chuyên chở tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có thể quay trở lại và xuyên qua khí quyển để nố tung một thành phố của Mỹ.
Tuy nhiên, bất cứ quốc gia nào đã chế tạo được vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa như Triều Tiên đã làm có thể dễ dàng vượt qua những thách thức đối với công nghệ đơn giản hơn nhiều để thu nhỏ đầu đạn hạt nhân và tàu chở tên lửa đạn đạo quay trở lại khí quyển.
… Ngày 7/10/2015, Đô đôc William Gortney thêm một lần nữa cảnh báo Ủy ban Đại Tây dương: “ Tôi đồng ý với cộng đồng tình báo rằng, chúng ta đánh giá rằng, họ (Triều Tiên) có năng lực, có vũ khí và có khả năng thu nhỏ đầu đạn và có khả năng lắp đặt vào tên lửa có tầm vươn tới lãnh thổ nước Mỹ.
Vào tháng Hai và tháng Năm 2015, các cựu quan chức an ninh quốc gia cao cấp trong chính quyền Reagan và Clinton đã cảnh báo rằng, nên đưa Triều Tiên vào diện có thể lắp đầu đạn hạt nhân thu nhỏ được thiết kế chuyên dụng tạo ra các xung điện từ cao tần lên các vệ tinh để tấn công Hoa Kỳ. Theo Ủy ban EMP của Hạ viện, chỉ cần một đầu đạn như vậy của Triều Tiên có thể làm cho hệ thống điện toàn quốc và các cơ sở hạ tầng trọng yếu duy trì sự sống bị hủy hoại cả năm trời - dẫn đến cái chết của 9/10 dân số Mỹ bởi nạn đói và sự sụp đổ của xã hội.
Việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Hàn Quốc và hệ thống GMD ở Alaska được triển khai dưới chính quyền đảng Cộng hòa là một điểm xuất phát, nhưng cần thêm nhiều nỗ lực. Điều may mắn là, không giống như Tổng thống Obama, Tổng thống Trump sẽ không phải là một người ưa lạc quan tếu.
Về tác giả: Daniel John Sobieski là nhà văn tự do, có nhiều bài viết trên các báo: Investor’s Business Daily, Human Events, Reason Magazine và The Chicago Sun-Times.
Hà KHoa
Theo Viettimes.vn