Biển Đông như khối ung nhọt trong quan hệ Trung Quốc - ASEAN cần phải có liều thuốc "tiêu viêm" đủ mạnh, tức là cơ chế xử lý tranh chấp đa phương có hiệu lực.
Như báo chí đã đưa tin, ngày 7/6/2017 hai vụ khủng bố đồng thời xảy ra tại tòa nhà Quốc hội Iran và Lăng mộ của cố lãnh đạo tối cao Iran Ruhollah Khomeini, khiến ít nhất 12 người thiệt mạng và hơn 40 người khác bị thương.
Đây là vụ khủng bố nghiêm trọng nhất tại Tehran kể từ những tháng ngày bất ổn sau cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979. Mặc dù tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” tự xựng (IS) đã đứng ra nhận trách nhiệm về vụ khủng bố này, nhưng vấn đề quan trọng nhất cần được làm sáng tỏ là, ai là kẻ chủ mưu gây ra vụ khủng bố này?
Để lý giải câu hỏi đó, hiện có một số giả thuyết khác nhau về việc ai là kẻ chủ mưu gây ra hành động tội ác này. Tuy nhiên, các giả thuyết đó dường như chưa đụng tới bản chất cốt lõi của sự việc và vì thế cần được nghiên cứu, phân tích thêm.
Bối cảnh diễn ra vụ khủng bố
Trước hết cần nhận thấy bối cảnh diễn ra vụ khủng bố này có hai điểm đáng chú ý.
Một là, ở Syria, Iran đang cùng với Nga và lực lượng tình nguyện Hezbolla giúp quân đội Syria làm thất bại cơ bản cuộc chiến tranh khủng bố ở quốc gia này và tạo điều kiện để tìm ra giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria. Kết quả này đang bị một số thế lực ngầm chống phá quyết liệt nhằm tranh giành ảnh hưởng và lợi ích địa chính trị ở Syria trong thời kỳ hậu chiến sắp tới gần. Bộ Tổng tham mưu Nga vừa ra tuyên bố, cuộc nội chiến ở Syria đã sắp kết thúc và công cuộc xây dựng hòa bình ở quốc gia này đang được xúc tiến [1]
Hai là, một số nước Vùng Vịnh, đứng đầu là Arabia Saudi, đang thực hiện cuộc chiến tranh ngoại giao chống Qatar với cáo buộc chính quyền Doha “thân Iran” và “tài trợ khủng bố”. Thậm chí, liên minh mang tên “NATO của các nước Arab” do Arabia Saudi đứng đầu tuyên bố tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xựng (IS) và Iran đang hình thành “trục tội ác” ở Vùng Vịnh.
Những giả thuyết
Giả thuyết thứ nhất: Dòng Hồi giáo Sunni muốn giải quyết mâu thuẫn “không đội trời chung” giữa hai dòng Hồi giáo Sunni và dòng Hồi giáo Shiite. Theo nhận định đưa ra trên báo mạng Foreign Policy, cuộc tấn công đẫm máu này là hậu quả của cuộc chiến tranh giáo phái khốc liệt và âm ỉ trong nhiều năm qua giữa dòng Hồi giáo Sunni ở Arabia Saudi dòng Hồi giáo Shiite ở Iran.
Hiện nay Iran với đa số theo Hồi giáo Shiite và Saudi Arabia với đa số người theo Hồi giáo Sunni đang mâu thuẫn và bất đồng sâu sắc do hai quốc gia này đang ủng hộ hai phe đối địch trong cuộc chiến Syria, Yemen và những nơi khác. Trong cuộc chiến mang màu sắc tôn giáo này, IS theo dòng Hồi giáo Sunni được sử dụng như một tên lính xung kích và đã nhận trách nhiệm về vụ khủng bố này [2]
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nghiên cứu chính trị quốc tế đã bác bỏ giả thuyết này với những lập luận khó có thể phủ nhận. Đó là, không có bất cứ dấu hiệu nào chứng tỏ vụ khủng bố ở Iran ngày 7/6/2017 là hậu quả của cuộc chiến tranh giữa hai giáo phái Hồi giáo Sunni và Hồi giáo Shiite.
Bởi lẽ mặc dù IS theo dòng Hồi giáo Sunni nhưng thực chất đó chỉ là mặt nạ che đậy bản chất của tổ chức này là chủ nghĩa phát xít mới. IS sử dụng chiêu bài “xây dựng nhà nước Hồi giáo trên toàn thế giới” chỉ là nhằm lôi kéo, kích động các phần tử cực đoan trong các nước Hồi giáo đi theo chúng. Năm 2014, khi IS vừa ra đời, Tổng thống Phillipine Benigno Aquino đã từng tuyên bố khẳng định IS không phải là một tổ chức có tư tưởng Hồi giáo [3]
Giả thuyết thứ hai: Chính quyền Arabia Saudi đứng đằng sau vụ khủng bố này. Ngay sau khi vụ khủng bố xảy ra, Lực lượng vệ binh cách mạng Iran ra tuyên bố cáo buộc Arabia Saudi đứng sau vụ tấn công ngày 7/6. Lập luận của giả thuyết này dựa trên cơ sở một thực tế là vụ khủng bố ở Iran xảy ra chỉ một tuần sau Hội nghị của 55 quốc gia Hồi giáo và Arab được tổ chức tại Riyadh, thủ đô của Arabia Saudi.
Tại đây, Quốc vương Arabia Saudi Salman bin Abdulaziz thay mặt tất cả các đại biểu tham dự đã lên án Iran là “quốc gia tài trợ khủng bố” và “có chính sách thù địch". Bác bỏ giả thuyết này, Bộ trưởng ngoại giao Arabia Saudi, Adel Al-Jubeir, ra tuyên bố nước ông không tham gia hoặc dính líu vào các vụ tấn công đẫm máu xảy ra ngày 7/6/2017 tại thủ đô Tehran của Iran. Tuy nhiên, lý giải của Bộ trưởng ngoại giao Arabia Saudi không có sức thuyết phục bởi nhiều nguồn đã cáo buộc chính Arabia Saudi mới là quốc gia tài trợ cho các nhóm vũ trang cực đoan hàng đầu thế giới [4,5,6].
Giả thuyết thứ ba: những thế lực đã từng nuôi dưỡng, huấn luyện, tài trợ và trang bị IS là chủ mưu gây ra vụ khủng bố ở Iran. Lập luận của giả thuyết này dựa trên thực tế lịch sử ra đời, hình thành và phát triển của tổ chức “Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Levant”, gọi tắt là ISIL (The Islamic State of Iraq and the Levant-tiền thân của IS. Theo thực tế lịch sử này, Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) và cơ quan tình báo của một số nước thành viên Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) là những tổ chức xây dựng và phát triển ISIL, về sau là IS, để làm lực lượng ủy nhiệm thực hiện các mục đích địa chính trị ở Trung Đông và trên thế giới.
Thủ lĩnh của Phong trào người Kurd đã từng đưa ra nhiều bằng chứng để chứng minh rằng các nước NATO và CIA đã tổ chức, huấn luyện và trang bị cho các lực lượng Hồi giáo cực đoan trên toàn thế giới, trước hết là ISIL. Chính ứng cử viên Donald Trump cũng đã từng tuyên bố rằng chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama đã góp phần hình thành nên ISIL [7-10].
Theo chuyên gia nghiên cứu về Trung Đông David Shine, những thế lực đứng đằng sau IS gây ra vụ khủng bố ở Iran theo đuổi nhiều mục đích. Một là, gửi đi một thông điệp rằng chúng sẽ không từ bất cứ một thủ đoạn và mục tiêu khủng bố nào buộc Iran phải từ bỏ ủng hộ Qatar trong cuộc chiến tranh ngoại giao do Arabia Saudi đứng đầu chống lại chính quyền Doha. Lập luận này dựa trên chuỗi logic: chính quyền Qatar vừa bị Arabia Saudi chính thức cáo buộc “tài trợ khủng bố”, còn Iran lại ủng hộ Qatar, trong khi đó IS lại nhận trách nhiệm về vụ khủng bố. Rõ ràng, vụ khủng bố ở Iran và cuộc chiến tranh ngoại giao nhằm vào Qatar có liên quan với nhau.
Hai là, các thế lực đứng đằng sau IS cảnh báo phía Iran rằng họ sẽ sẵn sàng tiến hành một cuộc chiến tranh lớn nhằm vào Iran để gây sức ép đối với chính quyền Teheran, nhằm buộc Iran chấm dứt ủng hộ chính phủ Syria và Nga trong cuộc chiến chống IS, từ đó sẽ xoay chuyển cục diện cuộc chiến chống khủng bố ở Syria.
Một số nguồn tin cho rằng để thực hiện những mục tiêu này, các vụ khủng bố ở Iran ngày 7/6/2017 nằm trong một chiến dịch được CIA và các cơ quan tình báo của NATO hoạch định từ lâu, còn thời điểm tiến hành được lựa chọn sau khi “NATO các nước Arab” vừa được thành lập tại Hội nghị thượng đỉnh của 55 quốc gia Hồi giáo Arab được tổ chức tại Riyadh, thủ đô của Arabia Saudi, ngày 21/5/2017 [11-16].
Như vậy, giả thuyết hai và ba có cơ sở hơn cả và có liên quan với nhau. Sự đan xen diễn biến ở các điểm nóng trên thế giới, trước hết là cuộc cuộc chiến tranh ngoại giao ở Vùng Vịnh, cuộc chiến khủng bố và chống khủng bố ở Syria, điểm nóng Triều Tiên, làn sóng khủng bố ở châu Âu và Đông Nam Á, cuộc chạy đua vũ trang trên phạm vi toàn cầu và tính bất định trong chiến lược của một số cường quốc đang đưa thế giới tới hiểm họa những cuộc xung đột lớn, thậm chí là chiến tranh lớn.
Do đó, hơn lúc nào hết các quốc gia yêu chuộng hòa bình cần phối hợp nỗ lực dưới ngọn cờ của LHQ, đấu tranh nhằm làm thất bại các mưu toan gây chiến tranh, gìn giữ hòa bình và an ninh chung./.
Đại tá Lê Thế Mẫu
Theo Viettimes.vn
Tài liệu tham khảo
[1] В Генштабе заявили о фактической остановке гражданской войны в Сирии. https://ria.ru/syria/20170609/1496218430.html?utm_source=push&utm_medium=browser_notification&utm_campaign=ria.ru
[2] Phía sau vụ khủng bố ở Iran. http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/phia-sau-vu-khung-bo-o-iran-20170608214959492.htm
[3] Тегеран 2017. Кто стоит за терактами в Иране. https://polit.info/343109-tegeran-2017-kto-stoit-za-teraktami-v-irane
[4] Iran cáo buộc Saudi Arabia đứng sau vụ khủng bố tòa nhà Quốc hội. http://cand.com.vn/The-gioi-24h/Iran-cao-buoc-Saudi-Arabia-dung-sau-vu-khung-bo-toa-nha-Quoc-hoi-444533/
[5] США, Саудовская Аравия и Катар предоставляют массированную военную помощь джихадистам в Алеппо. http://inosmi.ru/military/20160812/237531956.html
[6] Saudi Arabia is the Top Sponsor of Terrorism, Not Iran
https://www.newsbud.com/2017/04/30/saudi-arabia-is-the-top-sponsor-of-terrorism-not-iran/
[7] ИГИЛ была также создана, обучена и снабжалась оружием ЦРУ. http://counter-terror.kz/ru/article/view?id=766
[8] Русское Агентство Новостей, 3/2/104. Конгресс США принял закон о финансировании и поставке вооружений организациям, входящим в Аль-Каиду
[9] America Created Al-Qaeda and the ISIS Terror Group. http://www.globalresearch.ca/america-created-al-qaeda-and-the-isis-terror-group/5402881
[9] Клинтон: Обама-покровитель Халифата.http://www.fondsk.ru/news/2014/08/20/na-poroge-novogo-miroustrojstva-29063.html
[10] Трамп заявил что ИГИЛ создан Обамой. http://ren.tv/novosti/2016-08-11/tramp-zayavil-chto-igil-sozdan-obamoy
[11] Кто стоит за терактом в Иране. Теракты в Иране: кто стоит за ИГИЛ. http://yurasumy.livejournal.com/1594592.html
[12] NRG: кто стоит за терактом в Тегеране?http://cursorinfo.co.il/nrg-kto-stoit-za-teraktom-v-tegerane/
[13] Иранский дебют «Роджера»: теракт в Тегеране как пролог к большой войне https://eadaily.com/ru/news/2017/06/11/iranskiy-debyut-rodzhera-terakt-v-tegerane-kak-prolog-k-bolshoy-voyne?utm_source=push
[14] How the ISIS attack on Iran may escalate regional conflict. http://www.pbs.org/newshour/bb/isis-attack-iran-may-escalate-regional-conflict/
[15 ]. NEWLY THREATENED BY TERROR, IRAN’S COLD CONFLICT WITH SAUDI ARABIA COULD ESCALATE. https://theintercept.com/2017/06/08/terror-iran-saudi-arabia-isis-al-qaeda-trump/
[16] Could World War 3 happen in 2017? How threats from Syria, Russia, Iran, North Korea and ISIS are mounting. https://www.thesun.co.uk/news/2503419/world-war-3-syria-trump-russia-north-korea-nuclear-putin-kim-jong-un/