Mischief (nghĩa là sự phiền toái) từng là tên của một bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, một số bãi đá chỉ nhìn thấy khi thủy triều xuống đến mức nhất định. Trong bản đồ hàng hải của Hải quân Anh, quần đảo Trường Sa từng được đánh dấu là "vùng nguy hiểm".
Mỹ - Hàn khiến Đông Bắc Á đối mặt nguy cơ chạy đua vũ trang
- Cập nhật : 12/10/2016
Giới chuyên gia nhận định, tầm bắn tên lửa đạn đạo của Hàn Quốc được nâng lên 800 km có thể sẽ châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang mới tại Đông Bắc Á.
Chính phủ Hàn Quốc ngày 7-10 tuyên bố đã đạt được thỏa thuận với Mỹ trong việc cho phép mở rộng tầm bắn tên lửa đạn đạo của nước này từ 300 km hiện nay lên tới 800 km. Giới phân tích lo ngại rằng việc Mỹ cho phép Hàn Quốc mở rộng tầm bắn tên lửa đạn đạo không chỉ khiến CHDCND Triều Tiên tức giận mà còn khiến các nước xung quanh Trung Quốc lo ngại, từ đó đẩy nhanh cuộc chạy đua vũ trang ở Đông Bắc Á.
Hãng tin AP của Mỹ đưa tin, cảnh sát phi thỏa thuận mới giữa Mỹ và Hàn Quốc không chỉ khiến toàn bộ bán đảo Triều Tiên, mà một phần khu vực Đông Bắc Trung Quốc, Tây Nam Nhật Bản và thậm chí khu vực Vladivostok của Nga cũng đều nằm trong phạm vi tầm bắn của tên lửa đạn đạo Hàn Quốc.
Giới chuyên gia nhận định, tầm bắn tên lửa đạn đạo của Hàn Quốc được nâng lên 800 km có thể sẽ châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang mới tại Đông Bắc Á. Hiện nay, tầm bắn tên lửa của hai miền Triều Tiên đều có thể bao phủ toàn bộ lãnh thổ đối phương, điều này sẽ khiến hai bên phải chạy đua trong lĩnh vực tên lửa, và “đây không phải việc tốt, vì cục diện “hòa bình trong khủng bố” do sự đe dọa lẫn nhau giữa hai miền Triều Tiên sẽ tiếp tục được duy trì, và tình hình sẽ càng mất an ninh”.
Ông Dương Hy Vũ, chuyên gia nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Trung Quốc, nhận định sự kiện lần này tuy chưa trực tiếp gây mâu thuẫn cụ thể đối với các mối quan hệ Trung Quốc-Hàn Quốc và Nhật Bản – Hàn Quốc, nhưng chắc chắn nó sẽ là trở ngại đối với việc tăng cường lòng tin và giảm thiểu hoài nghi giữa các bên. Theo ông Dương Hy Vũ, nói chung sự kiện này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực và làm phức tạp quan hệ an ninh của các nước trong khu vực.
Lâu nay, Mỹ luôn phản đối Hàn Quốc phát triển tên lửa có tầm bắn đạt tới 800 km, song lần này Mỹ đã bật đèn xanh cho Hàn Quốc. Đây rõ ràng là sự trao đổi mang tính chiến lược. Mỹ muốn xây dựng “hệ thống phòng thủ tên lửa Đông Bắc Á”, Hàn Quốc và Nhật Bản đều là điểm đặt chân quan trọng.
Mỹ đã lôi kéo được Nhật Bản, nhưng nếu không có sự tham gia của Hàn Quốc, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ chưa thể hoàn chỉnh. Do đó, Hàn Quốc đã lấy điều này làm quân bài mặc cả, yêu cầu Mỹ cho phép Hàn Quốc mở rộng tầm bắn tên lửa đạn đạo. Trong một cuộc thảo luận hồi tháng trước, các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ đã đề cập đến việc Hàn Quốc có rất nhiều phương thức có thể giúp Mỹ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa tại Đông Bắc Á, bao gồm việc bố trí rada cảnh báo sớm.
Nếu liên kết Hàn Quốc với các hệ thống rada cảnh báo sớm tên lửa ở Nhật Bản và sắp tới là ở Phillippines, Mỹ có thể sẽ xây dựng được một lá chắn tên lửa Đông Á kiềm chế Trung Quốc ở phía Đông. Chuyên gia Dương Hy Vũ nhận định, một khi Mỹ hoàn thành việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Bắc Á, quan hệ Nga-Mỹ sẽ càng thêm căng thẳng bởi vì Mỹ đã xây dựng ở phía Tây của Nga một hệ thống phòng thủ tên lửa. Nếu như Mỹ tiếp tục xây dựng một hệ thống nữa ở phía Đông của Nga thì cả hai phía Đông và Tây của Nga đều bị Mỹ vây chặt.
Trong khi đó, thỏa thuận Mỹ-Hàn lần này cũng có lợi cho phía Nhật Bản, vì nếu chỉ có Mỹ và Nhật Bản thì hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại Đông Bắc Á sẽ chưa thể hoàn chỉnh, nay có sự tham gia của Hàn Quốc, an ninh khu vực của Nhật Bản sẽ được tăng cường. Tuy nhiên, một khi tầm bắn của tên lửa đạn đạo Hàn Quốc bao phủ một phần lãnh thổ Nhật Bản, Tokyo tất nhiên không thể không lo lắng.
Một số chuyên gia cho rằng Triều Tiên mấy năm gần đây tăng cường phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo tầm xa là nhằm vào Mỹ chứ không phải Hàn Quốc. Tuy nhiên, với lý do bị đe dọa bởi việc Triều Tiên phát triển “tên lửa mang đầu đạn hạt nhân”, từ năm ngoái chính phủ của Tổng thống Lee Myung-bak đã viện đã tích cực hiệp thương với Mỹ để sửa đổi hạn chế về tầm bắn của tên lửa Hàn Quốc. .
Minh Tâm
Theo PL&XH