Đối mặt với những thất bại, các lãnh đạo theo chủ nghĩa đơn cực đã tụ họp lại và thực hiện một chiến lược quân sự nguy hiểm nhất: xây dựng khả năng “tấn công phủ đầu” nhằm vào Trung Quốc và Nga.
Cuối tháng 5/2017, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc ông Dương Khiết Trì sang Nhật Bản để tìm cách cải thiện quan hệ Trung - Nhật. Trong hình là Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (phải) tiếp ông Dương Khiết Trì vào ngày 31/5/2017.
Sách xanh Trung Quốc cho rằng năm 2016 quan hệ Trung - Nhật cùng tồn tại tính hai mặt, tổng thể ổn định nhưng đối đầu không giảm và cạnh tranh thể hiện ở bên ngoài, vẫn ở trạng thái "vượt qua ổ gà, không tiến thì lùi". Mâu thuẫn và đối đầu giữa hai nước tập trung vào vấn đề "hai vùng biển" với các đặc điểm như căng thẳng, gay gắt, liên tục, rộng lớn.
Đồng thời, tình hình khó khăn an ninh khó có thể dịu đi, đối đầu ngoại giao ngày càng quyết liệt, hành vi của hai bên phát tiết ra ngoài, có xu hướng mở rộng.
Loại cục diện đối đầu chiến lược và đối đầu tổng hợp này sẽ kéo dài một khoảng thời gian, quan hệ hai nước cũng đã bước vào một trạng thái "bình thường mới" với 4 hình thức biểu hiện khác nhau: Hòa mà không đồng, đấu mà không phá, cùng có lợi, không cắt đứt quan hệ.
"Hòa mà không đồng" tức là quan hệ chính trị và chiến lược có đối lập, va chạm, nhưng tìm kiếm những vấn đề cơ bản. "Đấu mà không phá" tức là trong lĩnh vực an ninh, quân sự có đối đầu, đấu tranh với nhau trong một bộ phận tranh chấp, nhưng khó có thể xảy ra chiến tranh. "Cùng có lợi" tức là quan hệ kinh tế thương mại bình thường, bổ sung cho nhau, lệ thuộc nhau. "Không cắt đứt quan hệ" tức là có không ít giao lưu xã hội và nhân văn, nhưng chưa chắc đã chấp nhận nhau về tình cảm.
Nhật Bản đặt mua máy bay vận tải cánh xoay nghiêng Osprey của Mỹ để đối phó Trung Quốc ở các đảo hướng tây nam.
Mục tiêu chiến lược đối với Nhật Bản của Trung Quốc cần coi điều này làm phương hướng, trên cơ sở bảo đảm lợi ích cốt lõi không bị xâm phạm, nỗ lực để "nhân tố Nhật Bản" có tính hữu dụng, phát huy được tính tích cực, không để nó trở thành "tài sản tiêu cực to lớn" luôn như hình với bóng trên con đường trỗi dậy của Trung Quốc.
Thời kỳ cọ xát và quá độ phức tạp giữa Trung Quốc và Nhật Bản còn lâu mới kết thúc, hai nước còn chưa tìm được con đường chung sống phù hợp. Xu thế phát triển tương lai của quan hệ song phương cũng không hề lạc quan. Nhiệm vụ cấp bách hiện nay trước hết là phải ngăn chặn xấu đi, bảo vệ ổn định, bao gồm quản lý ở biển Hoa Đông, làm dịu ở Biển Đông, đồng thời tìm cách để "phục hồi theo hướng tốt".
Trung Quốc và Nhật Bản có thể tiếp tục thúc đẩy quan hệ chiến lược, cùng có lợi, tranh thủ bù đắp 2 điểm yếu "lòng tin chính trị" và "bảo đảm an ninh", đồng thời ra sức tăng cường hợp tác cùng có lợi, làm cho Trung - Nhật trở thành cộng đồng lợi ích và cộng đồng trách nhiệm.
Tình hình tương đối lý tưởng là trong năm 2017, hai nước có thể tận dụng thời cơ kỷ niệm tròn 45 năm khôi phục quan hệ ngoại giao Trung - Nhật và tròn 40 năm ký kết Hiệp ước hòa bình, hữu nghị Trung - Nhật, cố gắng tạo điều kiện để tiếp tục cải thiện quan hệ Trung - Nhật và làm cho mối quan hệ này quay trở lại quỹ đạo phát triển bình thường, lành mạnh.
Phong Vân
Theo Viettimes.vn