rss - tinkinhte.com

Xung đột trên biển: Mọi đặt cược đều rủi ro

  • Cập nhật : 12/10/2016

Những căng thẳng lịch sử và địa chính trị kéo dài giữa Nhật Bản và Trung Quốc xung quanh một nhóm đảo trên biển Hoa Đông đang bước vào giai đoạn nguy hiểm. Cuộc đấu tranh đòi chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/ Senkakư đang tăng nhiệt ở một thời điểm đầy nhạy cảm với cả hai nước.

 

Trong khi Nhật Bản sắp bước vào một cuộc bầu cử quan trọng, thì những cuộc biểu tình quy mô lớn chống Nhật cũng diễn ra ở hàng chục thành phố Trung Quốc. Có nơi, sự phẫn nộ được trút xuống các sản phẩm và nhãn hiệu Nhật Bản. Người biểu tình đã lật ngược chiếc xe mang thương hiệu Nhật Bản, phóng hỏa các tòa nhà và đập vỡ các hàng hóa điện tử do Nhật Bản sản xuất. Tâm lý chung tại Trung Quốc hiện nay là muốn chiến tranh.

Mặc dù tranh chấp lịch sử có nguồn gốc từ ít nhất vài thập niên, nhưng những động thái gần đây của cả hai nước đã làm gia tăng đáng kể xích mích giữa hai nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới. Đụng độ quân sự là một khả năng rất thực tế. Nguy cơ xung đột vũ trang có thể càng tăng thêm do những lo ngại về tình hình kinh tế cũng như những bất ổn chính trị ở cả hai nước.

Những ngày gần đây chứng kiến sự leo thang mạnh mẽ trong tranh chấp biển đảo. Nội các Nhật Bản đã thông qua kế hoạch mua lại ba trong số năm đảo tranh chấp từ các chủ sở hữu tư nhân người Nhật. Chính phủ Trung Quốc gần như ngay lập tức lên án động thái này. Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã lên tiếng hứa sẽ "nhất định không nhượng bộ" trong vấn đề chủ quyền đối với các đảo này. [1]

Đáng chú ý hơn, chính phủ Trung Quốc còn khẳng định cho những lời lẽ của mình bằng sức mạnh quân sự. Bộ Quốc phòng Trung Quốc sẽ "được phép áp dụng các biện pháp cần thiết" [2] để bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc đối với các hòn đảo. Trung Quốc đã điều sáu tàu tuần tra biển đến khu vực tranh chấp để "thực thi pháp luật". Chính phủ Nhật Bản sau đó triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Tokyo và lên án việc triển khai lực lượng bán quân sự này là hành động "chưa từng có" trong cuộc tranh chấp đã kéo dài mấy thập niên.

Du Chí Dung (Yu Zhirong) một quan chức cấp cao trong Cơ quan Quản lý Hải dương quốc gia Trung Quốc, cũng góp chung vào không khí căng thẳng trong một cuộc trả lời phỏng vấn mới đây, "Chúng ta phải xua các tàu cảnh sát biển Nhật Bản khỏi vùng lãnh hải Trung Quốc. Chúng ta không sợ phải tiến hành một cuộc xung đột nhỏ". [3] Trong khi giới lãnh đảo ở cả hai nước không ngại một cuộc đối đầu nhỏ mang nhiều ý nghĩa biểu tượng, nhưng hậu quả của một động thái như vậy có thể cảm nhận thấy ở khắp thế giới. Không ai có thể đảm bảo rằng bất kỳ xung đột nào trên biển Hoa Đông sẽ chỉ là "xung đột nhỏ". Mối quan hệ an ninh gần gũi của Nhật Bản với Mỹ sẽ có khả năng kéo Mỹ vào bất cứ cuộc đụng độ nào.

Nước Mỹ đã và đang theo dõi chặt chẽ tình hình tại biển Hoa Đông. Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Locke mới đây đã nhấn mạnh Mỹ trung lập trong các tranh chấp hiện nay. Về cuộc giằng co giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, Locke khẳng định: "Chúng tôi hoàn toàn không có quan điểm ai đúng ai sai, và chúng tôi tin rằng cả hai bên sẽ nỗ lực giải quyết". [4]

Những bình luận này được truyền thông Trung Quốc diễn giải là một thay đổi quan trọng trong chính sách của Mỹ. Cho đến nay, chính phủ Trung Quốc vẫn luôn nhấn mạnh giải quyết nhiều cuộc tranh chấp lãnh thổ thông qua cơ chế đàm phán song phương, bởi họ hiểu rằng họ có lợi thế địa chính trị trong giải quyết các bất đồng trên cơ sở tay đôi.

Ngược lại, Washington một mực lên tiếng ủng hộ cơ chế đa phương, nơi lợi thế của Trung Quốc sẽ giảm đi đáng kể. Dù có dụng ý gì hay không, nhưng rõ ràng việc Locke kêu gọi "hai bên" hợp tác giải quyết tranh chấp lãnh thổ có thể được Trung Quốc ghi nhận là chiến thắng ngoại giao.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cũng có một phát biểu quan trọng khi bàn về cuộc khủng hoảng đang leo thang này tại Tokyo: "Tôi lo ngại rằng khi các nước có những hành động khiêu khích ở dạng này hay dạng khác đối với những hòn đảo, thì rất có thể nhận định sai lầm từ bất cứ bên nào cũng có thể dẫn tới bạo lực, và cũng như xung đột. Và cuộc xung đột đó tiềm tàng khả năng lan rộng". [5]

Quả thực, nguy cơ xung đột lan rộng là điều rất đáng lo cho Mỹ. Nguồn lực của Mỹ đang dàn trải khá mỏng. Mỹ đang đối mặt với cuộc khủng hoảng chưa lối thoát về đoạn băng kích động đạo Hồi, chưa kể đến cuộc chiến đang diễn ra ở Afghanistan và các chiến dịch quân sự tại Somalia, Yemen, và Pakistan. Một số thành phần diều hâu trong giới lãnh đạo Trung Quốc có thể muốn tận dụng cuộc đối đầu hiện nay để thử thách cam kết an ninh của Mỹ đối với Nhật Bản và rộng hơn là cuộc "xoay trục" chiến lược của Mỹ về châu Á.

Một làn sóng chủ nghĩa dân tộc đang cuốn khắp lãnh thổ Trung Quốc khi Bắc Kinh có những bước đi cụ thể thách thức quyền kiểm soát của Nhật Bản đối với các đảo. Sau khi chính phủ Nhật Bản quyết định mua lại các hòn đảo, Đài Loan đã rút phái viên tại Tokyo về để phản đối. Ngoại trưởng Đài Loan Timothy Yang gay gắt lên án chính sách của Nhật Bản và nói rằng: "Chúng tôi kiên quyết yêu cầu chính phủ Nhật Bản rút lại quyết định này. Hành động đơn phương và trái pháp luật của Nhật Bản không thể làm thay đổi thực tế rằng Đài Loan đang sở hữu quần đảo Điếu Ngư". [6]

Ngoài những phản đối bằng lời lẽ ngoại giao mạnh mẽ của Đài Loan, còn có sự phẫn nộ của dân chúng nhằm vào Nhật Bản trên khắp Trung Quốc. Các nhà hoạt động Trung Quốc từ Hồng Kông đã đổ bộ lên các hòn đảo tranh chấp. Những lời kêu gọi tảy chay hàng hóa Nhật Bản đang nhận được sự ủng hộ lớn của người dân Trung Quốc. Đáng ngại hơn, các cuộc biểu tình phản đối Nhật Bản gần đây tại một vài thành phố Trung Quốc đã bùng phát thành hỗn loạn. Hình ảnh những chiếc xe hơi Nhật đang cháy (và chủ những chiếc xe ăn mặc sang trọng rơi nước mắt) đã lan rộng khắp các trang truyền thông xã hội Trung Quốc, còn nhanh hơn cả chính bản thân các cuộc nổi dậy. Quốc kỳ Trung Quốc được dịp treo khắp các cửa hàng trên cả nước, cùng với những khẩu hiệu phản đối Nhật Bản. Chính phủ Nhật đã ban hành một cảnh báo an toàn đối với công dân Nhật tại Trung Quốc sau một vài trường hợp tấn công hay quấy rối "nghiêm trọng". [7]

Làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng hiện nay là việc đại sứ Nhật Bản mới được bổ nhiệm tại Trung Quốc vừa qua đời ở Bắc Kinh hôm 16/8. Ông Shinichi Nishimiya được bổ nhiệm giữ chức vụ này chỉ trước đó một tuần. Giới chức loại bỏ khả năng liên quan giữa cái chết đột ngột của ông Nishimiya với các cuộc biểu tình phản đối Nhật Bản ngày càng mang tính bạo lực, nhưng sự ra đi của ông có thể càng làm phức tạp thêm mối quan hệ vốn đang rất căng thẳng.

Cuộc khủng hoảng trên biển Hoa Đông sẽ có ảnh hưởng lớn về kinh tế bên cạnh những tác động địa chính trị. Quan hệ thương mại song phương giữa Nhật Bản với Trung Quốc đạt kim nganh trên 340 tỷ USD. Khi những lời kêu gọi tảy chay "hàng hóa của kẻ thù" nhiều lên ở cả hai phía, ảnh hưởng của cuộc đối đầu đang diễn ra này có thể cảm nhận được ở túi tiền của doanh nghiệp của cả hai nước. Vậy tại sao hai bên lại đang liều lĩnh leo thang căng thẳng ở thời điểm hiện nay?

Cả Bắc Kinh và Tokyo đang cưỡi trên lưng con hổ gầm thét của chủ nghĩa dân tộc. Nhật Bản đang đứng trước những chia rẽ chính trị nghiêm trọng trong nội bộ, tranh cãi về điện hạt nhân, và một nền kinh tế èo uột. Quyết định quốc hữu hóa các đảo của Thủ tướng Yoshihiko Noda đưa ra sau khi Thị trưởng Tokyo Shintara Ishiara không chỉ kêu gọi mua lại các đảo mà còn phát triển các hòn đảo ấy. Có vẻ Thủ tướng Nhật Bản sẽ không phát triển thêm các đảo, tức là ông lựa chọn đi giữa việc gây phẫn nộ cho những người chủ nghĩa dân tộc ở cả Nhật Bản và Trung Quốc. Nhưng chiến lược này có vẻ là một tính toán sai lầm nghiêm trọng.

Vài thập niên trở lại đây, chính phủ Trung Quốc đã cố gắng tránh đối đầu quân sự. Đảng Cộng sản Trung Quốc thay vào đó củng cố quyền lãnh đạo của mình bằng cách tạo ra tăng trưởng kinh tế. Tranh chấp với bên ngoài được đặt ngoài lề khi chính phủ tập trung vào mục tiêu duy nhất là gia tăng thịnh vượng vật chất. Từ đó tạo nền tảng để các nhà lãnh đạo Trung Quốc theo đuổi chiến lược dài hạn là củng cố quyền lực quốc tế của mình. Một cuộc khủng hoảng lớn, như vụ NATO đánh bom vào đại sứ quán Trung Quốc tại Serbia, không dẫn tới sự đáp trả kéo dài hay quan trọng nào, mặc dù dân chúng rất phẫn nộ.

Nhưng mọi chuyện có vẻ đang thay đổi. Những chia rẽ trong giới lãnh đạo đang nổi lên sau khi Bí thư Tỉnh ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai bị cách chức. Ngoài ra, sự vắng mặt khá lâu của Tập Cận Bình trước công chúng thời gian gần đây làm dấy lên những đồn đoán về một cuộc đối đầu căng thẳng trong hàng ngũ lãnh đạo Trung Quốc hiện nay. Sau cuộc đấu đá quyền lực gay gắt tại Trung Quốc, nhóm cầm quyền sẽ muốn củng cố sự ủng hộ trong nước bằng cách khơi mào một cuộc xung đột vũ trang với các kẻ thù trước đây.

Bên cạnh những bất ổn chính trị là những dấu hiệu đáng lo ngại về sự chững lại của nền kinh tế Trung Quốc. Tin tức xấu liên tục xuất hiện trong những tháng gần đây, với các chỉ số kinh tế chính cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế đang chậm lại đáng kể. Thủ tướng Ôn Gia Bảo mới đây đã cố gắng trấn an Trung Quốc (và thế giới) bằng cách giải quyết những khó khăn kinh tế: "Tôi không đồng  tình với nhận định cho rằng sau 30 năm tăng trưởng cao của Trung Quốc đã chấm dứt. Chúng tôi có thể còn duy trì được dài lâu". [9] Ông Ôn Gia Bảo tiếp tục công bố mục tiêu tăng trưởng 7,5% trong năm nay. Trong hầu hết các nền kinh tế lớn, đây là một mức tăng trưởng quá ấn tượng, nhưng với Trung Quốc, nó cho thấy đây là mức tăng thấp nhất trong 22 năm qua.

Bằng việc mua lại các đảo ở thời điểm hiện nay, Thủ tướng Minister Noda đã buộc chính phủ Trung Quốc phải phản ứng bằng cách tăng các rủi ro ngoại giao, kinh tế và quân sự của cuộc xung đột. Do Trung Quốc coi việc quốc hữu hóa lãnh thổ tranh chấp của Tokyo là một động thái đơn phương làm thay đổi nguyên trạng, và do đó là một sự khiêu khích. Trung Quốc chắc chắn sẽ không phiêu lưu quân sự chừng nào kinh tees còn tăng trưởng nhanh và giới lãnh đạo Trung Quốc còn đồng lòng. Nhưng trước khả năng khủng hoảng có thể xẩy ra trong nền kinh tế Trung Quốc, hay tình hình bất ổn chính trị hiện nay, mọi sự đặt cược đều rất rủi ro.

Brendan P O'Reilly
Tác giả: Đình Ngân theo atimes
, Tuần Việt Nam

----

Notes:
1. Sino-Japanese clash, Deccan Herald, Sep 13, 2012.
2. China sends six ships to disputed islands, Al Jazeera, Sep 14, 2012.
3. China willing to risk 'conflict' as it claims waters around Senkakus, The Asashi Shimbun, Sep 15, 2012.
4. Locke urges bilateral talks to resolve issues, China Daily, Sep 15, 2012.
5. US defense chief Panetta warns on Asia territory rows, BBC News, Sep 16, 2012.
6. Taiwan recalls envoy over island dispute, Straits Times, Sep 11, 2012.
7. Japan warns citizens in China after assaults, Japan Today, Sep 14, 2012.
8. Japan's new envoy to China dead: officials, Times of India, Sep 16, 2012.
9. China's economy to continue 'fast and stable' growth, says Premier Wen Jiabao, Telegraph, Sep 11, 2012.

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Cần một hình thức kiểm soát vũ khí ở Biển Đông

    Cần một hình thức kiểm soát vũ khí ở Biển Đông

    Việc Trung Quốc quân sự hóa, cải tạo và bồi đắp đảo tại khu vực Biển Đông sẽ gây ra nhiều rủi ro cho khu vực, do đó cần thiết phải có một hình thức kiểm soát vũ khí để ngăn chặn quân sự hóa ngày càng gia tăng nếu Bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) thất bại.

  • Chính sách cứng rắn của Trump với Trung Quốc sẽ đi tới đâu?

    Chính sách cứng rắn của Trump với Trung Quốc sẽ đi tới đâu?

    Những phát biểu cứng rắn từ phía chính quyền sắp tới của Mỹ đối với Trung Quốc đang là bước dạo đầu chuẩn bị cho những cuộc đấu về mọi mặt từ an ninh cho tới thương mại và không gian mạng. Tuy nhiên chưa rõ Tổng thống Donald Trump sẵn sàng đi bao xa trong cuộc đối đầu với Trung Quốc.

  • Trung - Nhật “đọ” tàu sân bay?

    Trung - Nhật “đọ” tàu sân bay?

    Trong bối cảnh căng thẳng dâng cao giữa Nhật và Trung Quốc ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc lại loan báo đưa tàu sân bay đầu tiên vào hoạt động.

Thiết kế web Phát triển Portal

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal  chuẩn SEO, chất lượng cao

Nhanh chóng quảng bá, triển khai kinh doanh hiệu quả trên môi trường trực tuyến

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958