Nga triển khai sư đoàn tên lửa S-400 thứ 2 tại Bán đảo Crimea; Báo Trung Quốc: Việt Nam hết thời “cơm miễn phí", mua sắm vũ khí Mỹ-phương Tây; Mỹ bị tố tăng cường trừng phạt nhằm lũng đoạn chính trường Nga; Triều Tiên tấn công Mỹ không cần tên lửa?
Tin thế giới đáng chú ý 31-12-2017
- Cập nhật : 31/12/2017
Mỹ ép thành công đồng minh móc túi chống 'ngáo ộp' Nga
NATO càng tăng cường đề phòng nỗi đe dọa "ảo" từ Nga thì chỉ càng tốn kém.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Vladimir Titov mới đây dự báo sự gia tăng quân sự của NATO gần biên giới Nga đã làm trầm trọng thêm tình hình an ninh ở các quốc gia đang đóng quân và gây thêm tốn kém về chi phí quân sự, quốc phòng.
Ông Titov cho rằng, việc NATO tăng cường an ninh thông qua các cuộc tập trận của liên minh làm gia tăng các chi phí quân sự, quốc phòng của các nước thành viên.
Điều này không chỉ được biện minh là NATO đang giúp đỡ các nước thành viên chống lại mối nguy hiểm từ Nga mà còn thúc đẩy các quốc gia thành viên tăng cường mua thêm thiết bị quân sự, củng cố cơ sở hạ tầng quân sự mà cuối cùng mối nguy từ Nga là không xuất hiện.
"Tôi chắc chắn rằng các hậu quả tiêu cực của sự gây hấn đến từ NATO là điều cần đặc biệt quan tâm, bởi NATO đang làm trầm trọng thêm tình hình an ninh ở các quốc gia có lãnh thổ đang được NATO sử dụng để triển khai lực lượng" - ông Vladimir Titov nói.
Ông nhấn mạnh tới các khoản chi mà các quốc gia thành viên phải bỏ ra để tiến hành các cuộc tập trận liên minh do Mỹ đứng đầu và cho rằng đó là điều mà Mỹ thường đưa ra để "trấn an" cho các đồng minh rằng đó là cái giá phải trả nếu không muốn bị Nga xâm lược.
Vị quan chức Nga nhấn mạnh tới việc châu Âu đang hình thành một đầu cầu để triển khai việc "kiềm chế Nga" và có thể "tấn công" nếu cần thiết.
Các hoạt động Hải quân và Không quân của liên minh này gần biên giới Nga cũng tạo ra các "cơ sở hạ tầng quân sự mới", cùng với sự gia tăng về "quy mô và cường độ" của các cuộc diễn tập.
"Theo kế hoạch phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ/NATO ở châu Âu, ngoài cơ sở đã hoạt động tại Rumani, một cơ sở phòng thủ tên lửa tương tự sẽ được đưa vào sử dụng tại Redzikowo, Ba Lan vào năm 2018" - Thứ trưởng Titov nói thêm.
Hồi đầu tháng này, Washington đã dành khoảng 214 triệu USD để xây dựng các sân bay, các địa điểm huấn luyện, các dải và các cơ sở quân sự khác trong một sự gia tăng quân sự chưa từng có ở Đông và Bắc Âu, nhằm vào mục tiêu mà Mỹ đã nhiều lần gọi là "sự xâm lăng của Nga".
Bên cạnh đó là kế hoạch hiện đại hoá các căn cứ không quân nằm ở Đông Âu gần biên giới của Nga, cũng như ở Iceland và Na Uy, là một phần của Sáng kiến chống tham nhũng của Châu Âu (EDI) trị giá 4,6 tỷ USD nhằm "trấn an" các đồng minh châu Âu của NATO.
Các quỹ sẽ được phân phối trong 9 căn cứ ở Latvia, Estonia, Slovakia, Hungary, Romania, Luxembourg, Iceland và Na Uy đều được bố trí dọc sườn Tây Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cho biết, số quân sẵn sàng từ các cuộc tập trận thường xuyên đã tăng từ 10.000 lên đến 40.000 quân.
Khối quân sự cũng đã tăng cường các hoạt động giám sát trên không và hải quân. Hơn 30 cuộc tập trận được tổ chức hàng năm gần biên giới phía Tây nước Nga.
"Kịch bản của họ dựa trên một cuộc đối đầu quân sự với đất nước chúng ta" - ông Shoigu nói.
Sự tăng cường hiện diện quân sự của NATO ở biên giới Nga thông qua không chỉ hàng loạt các cuộc tập trận, tăng cường vũ khí quân sự đắt giá đã cho thấy tư tưởng tuân mệnh đối đầu một cách công khai và áp đặt tư tưởng này đối với nước Nga.
Foreign Affairs mới đây khẳng định, Mỹ đang đảm đương vai trò lãnh đạo NATO khi triển khai ở Ba Lan và bổ sung thêm một lữ đoàn tác chiến, được triển khai từ Mỹ sang châu Âu theo hình thức đồn trú luân phiên.
Kể từ đầu năm 2017, Mỹ cũng bắt đầu triển khai trước xe tăng và vũ khí hạng nặng cho một sư đoàn chiến đấu, để cho phép nhanh chóng tăng cường sức mạnh của NATO ở các vùng lãnh thổ phía Đông.
Chi tiêu hàng năm cho sáng kiến trấn an châu Âu này đã tăng từ 1 tỷ USD 2 năm trước lên mức gần 5 tỷ USD trong năm tài khóa 2018.
Sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea, người Mỹ càng có cái cớ để thuyết phục rằng, để đáp ứng các mục tiêu phòng thủ tập thể chống lại mối nguy từ Nga, các thành viên cần nhanh chóng hành động hoàn tất mục tiêu chi 2% GDP cho quốc phòng muộn nhất là vào năm 2020.
NATO không gây mẫu thuẫn thì Nga sẽ không đe dọa. Ảnh: Cuộc tập trận Zapard 2017 của Nga va Belarus.
Đe dọa lớn nhất ngày nay không phải là một cuộc chiến có tính toán, mà là khả năng tính toán sai lầm.
Trong khi niềm tin không được khôi phục giữa Nga và châu Âu, người Mỹ đang hiện diện quân sự và hối thúc Đông Âu đổ tiền vào mối nguy ảo.
Nếu cuộc chiến tranh Lạnh hơn xảy ra, châu Âu cũng chưa chắc chống lại mối nguy đó. Nhưng nếu Nga không muốn thúc đẩy "cuộc xâm lăng" - theo cách gọi của NATO, thì sự đầu tư ở các quốc gia Đông Âu này thật quá lãng phí.(Baodatviet)
---------------------------
Triều Tiên lạnh lùng tuyên bố tiếp tục phát triển hạt nhân trong năm 2018
Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA hôm qua (30/12) khẳng định Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục duy trì và phát triển chương trình hạt nhân của nước này trong năm 2018.
Bản báo cáo của KCNA nêu rõ: “Đừng mong có bất kỳ thay đổi nào trong chính sách của Triều Tiên. Bình Nhưỡng là một cường quốc không thể đánh bại hay coi thường. CHDCND Triều Tiên, một quốc gia hạt nhân có trách nhiệm, sẽ dẫn đầu xu hướng lịch sử để tiếp tục bước đi trên con đường độc lập và công lý, vượt qua mọi dông bão trên trái đất này”.
Báo cáo có tiêu đề “Không lực lượng nào có thể thắng thế sự độc lập và công lý”, điểm lại những thành tựu hạt nhân trong năm 2017 của Triều Tiên, chủ yếu tập chung vào khả năng đánh bại Hoa Kỳ.
“Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục thúc đẩy năng lực tự phòng vệ và tấn công bằng lực lượng hạt nhân làm trụ cột nếu như Washington và các lực lượng “chư hầu” của nước này vẫn cố chấp theo đuổi mối đe dọa hạt nhân”, bài báo viết.
Triều Tiên cũng “khoe khoang” về năng lực mới có thể tấn công “trung tâm Hoa Kỳ” và vị thế mới của nước này là “một cường quốc hạt nhân”. Bình Nhưỡng cho biết sẽ “đối phó với tuyên bố chiến tranh tàn bạo nhất của Washington”.
Trong năm 2017, Triều Tiên đã tiến hành một loạt vụ thử tên lửa đạn đạo bất chấp những chỉ trích từ phương Tây và các biện pháp trừng phạt tăng cường của quốc tế.
Vụ việc khiêu khích nhất là vào ngày 29/11 khi Bình Nhưỡng tuyên bố thử thành công một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa mới, có gắn “đầu đạn siêu lớn và nặng”, có khả năng tấn công vào đất liền Hoa Kỳ. Tên lửa này bay cao hơn và xa hơn bất kỳ loại tên lửa nào trước đó và được thử nghiệm sau hai tháng “im lìm”.
Đáp lại, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã ban hành các lệnh cấm vận mới do Mỹ soạn thảo nhằm thắt chặt thêm việc cung cấp nhiên liệu cho Triều Tiên cũng như ngăn chặn các vụ buôn lậu và lợi dụng nhân công làm việc ở nước ngoài của nước này.
Bình Nhưỡng gọi các lệnh trừng phạt này là “một hành động gây chiến” và khẳng định Mỹ cũng như các quốc gia khác ủng hộ biện pháp này sẽ phải trả một cái giá đắt. Trong khi đó, Nga “xung phong” làm nước hòa giải giữa Mỹ và Triều Tiên.(Infonet)
-------------------------------
2 đảng lớn nhất Campuchia có viện trợ từ Trung Quốc
Trung Quốc sẽ hỗ trợ bầu cử Campuchia bằng hòm phiếu và buồng bỏ phiếu mà không phạm luật.
Ông Dim Sovannarum, người phát ngôn của Ủy ban Bầu cử Quốc gia Campuchia cho biết: "Trung Quốc đã hứa tặng các thiết bị để phục vụ cuộc bầu cử vào năm 2018".
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay Thủ tướng Hun Sen tại một cuộc gặp song phương ở Phnom Penh tháng 10/2016.
Theo mô tả, số tiền của Bắc Kinh được Campuchia dùng để mua sắm máy tính, hòm phiếu và buồng bỏ phiếu.
Một quan chức khác thuộc Ủy bn bầu cử Quốc gia Campuchia cho hay, Trung Quốc sẽ cung cấp 30 loại thiết bị khác nhau và các thiết bị này rất quan trọng để tiến hành bầu cử.
Ông Dim Sovannarum cũng không nêu rõ số tiền mà Chính phủ Campuchia nhận được từ phía Trung Quốc cho công tác này là bao nhiêu.
Ông Dim Sovannarum phủ nhận mọi cáo buộc cho rằng, các hỗ trợ từ phía Trung Quốc dành cho đảng cầm quyền nhằm bù đắp các khoản viện trợ bị thiếu hụt từ phía châu Âu và Mỹ sau khi Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP)) bị giải thể.
"Trung Quốc đã hứa sẽ cấp nhiều viện trợ hơn cho Ủy ban Bầu cử Quốc gia để có các quy trình bầu cử đúng, đảm bảo sự chính xác, minh bạch và trách nhiệm giải trình" - ông Hang Puthea, phát ngôn thuộc Ủy ban bầu cử quốc gia Campuchia thông tin.
Trước khi có thông tin Campuchia được nhận khoản viện trợ này từ Trung Quốc, Chủ tịch Đảng đối lập Funcinpec Hoàng gia - Hoàng tử Norodom Ranariddh cũng có các tuyên bố cho thấy sẽ đề nghị Trung Quốc viện trợ cho Đảng lớn thứ 2 ở quốc gia này.
Trong cuộc gặp với ông Vương Vĩ Quang, Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, lãnh đạo Đảng Funcinpec đã nói: "Tôi yêu cầu Trung Quốc giúp đỡ và ủng hộ chúng tôi cho cuộc bầu cử sắp tới".
Hoàng tử Ranariddh nói: "Funcinpec hiện là đảng thứ hai của Campuchia nhưng chúng tôi rất nghèo, nghèo hơn rất nhiều so với đảng đứng đầu... Tôi nghĩ rằng Trung Quốc luôn coi gia đình Hoàng tộc do vua Norodom Sihanouk lãnh đạo là những người bạn thân thiết".
Không chỉ thiếu vốn, Funcinpec còn thiếu cả nguồn nhân lực để tham gia vào cuộc tổng tuyển cử trong năm tới.
"Họ sẽ tiếp tục đứng cùng chúng tôi, giống như họ từng cung cấp cho Funcinpec" - Hoàng tử Ranariddh cho biết thêm rằng Trung Quốc đã cung cấp một số tài liệu, chẳng hạn như máy tính cho Đảng này trước đây.
Chủ tịch Funcinpec, Hoàng tử Norodom Ranariddh và ông Vương Vĩ Quang, Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Trung Quốc. Ảnh: Khmer Times
Dẫu phía Trung Quốc chưa trực tiếp trả lời vấn đề này, tại Campuchia xuất hiện các luồng ý kiến trái chiều rằng việc nhận viện trợ từ nước ngoài để chuẩn bị cho cuộc bầu cử đang được cả 2 đảng cầm quyền và đối lập tiến hành có thể vi phạm các quy định hiện hành về các đảng phái chính trị.
Sau khi Châu Âu và Mỹ tuyên bố sẽ ngừng viện trợ cho cuộc bầu cử tới ở Campuchia vì không đảm bảo tính dân chủ, Nhật Bản hiện vẫn tuyên bố sẽ ủng hộ và tiếp tục tài trợ cho cuộc bầu cử năm nay của Phnom Penh.(Baodatviet)
-------------------------
Trung Quốc "công khai" đối đầu Mỹ về Jerusalem
iệc Trung Quốc tổ chức Hội nghị hòa bình giữa Palestine và Israel là thông điệp mạnh mẽ nhất từ phía Bắc Kinh nhằm phản đối quyết định của Tổng thống Mỹ Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
Trung Quốc đã cho tổ chức Hội nghị hòa bình giữa Palestine và Israel tại Bắc Kinh trong 2 ngày 21 – 22/12. Theo Diplomat, với việc tổ chức hội nghị, Trung Quốc muốn nhấn mạnh vai trò ngày càng lớn của quốc gia này trong việc giải quyết một trong những mối quan hệ phức tạp nhất ở Trung Đông.
Trước đó, Trung Quốc cũng đã tổ chức hai hội nghị tương tự tại Bắc Kinh vào năm 2006 và tại Jerusalem vào năm 2003. Hội nghị hòa bình giữa Palestine và Israel được tổ chức mới đây là sự kiện đầu tiên dưới thời chính quyền mới của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình.
Hai nhà lãnh đạo Palestine và Trung Quốc bắt tay tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hồi tháng Bảy.
Hội nghị tại Bắc Kinh lần này có sự tham gia của 8 đại biểu cấp cao đến từ Palestine và Israel cùng 7 đại biểu Trung Quốc bao gồm đặc phái viên đặc biệt của Trung Quốc phụ trách khu vực Trung Đông, ông Gong Xiaosheng. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã gặp gỡ các đại biểu Palestine và Israel tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.
Trong cuộc gặp với các đại diện của Palestine, ông Vương một lần nữa nhấn mạnh, “quan điểm của Trung Quốc rất rõ ràng. Trung Quốc ủng hộ việc thành lập nhà nước Palestine độc lập có chủ quyền và Đông Jerusalem là thủ đô của Palestine dựa trên cơ sở biên giới được xác lập vào năm 1967”.
Phát biểu trong cuộc họp báo hôm 22/12, đại sứ Gong Xiaosheng đã đưa ra lý do giải thích cho việc Trung Quốc tổ chức Hội nghị hòa bình giữa Palestine và Israel. Theo ông Gong, Trung Quốc “hiện đóng vai trò chủ động và tích cực trong việc giải quyết căng thẳng giữa Palestine và Israel”.
Cũng theo ông Gong, trong cuộc họp, phái đoàn đại diện của Palestine và Israel đã đồng thuận “giải pháp hai nhà nước” là tầm nhìn khả thi và cam kết không có hành động đơn phương gây ảnh hưởng tới giải pháp tiềm năng.
Ông Gong còn nhấn mạnh, quan trọng nhất là cả Palestine và Israel đều công nhận “Trung Quốc với vai trò là một nước lớn, có thể tạo điều kiện để thúc đẩy nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc tiến tới các cuộc thảo luận hòa bình”.
“Từ nay, Trung Quốc sẽ tiếp tục quan tâm tới vấn đề giữa Palestine và Israel, chủ động tham gia vào những nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc thiết lập cơ chế thảo luận và đàm phán hòa bình cũng như ủng hộ và hỗ trợ tiến trình hòa bình ở Trung Đông. Trung Quốc sẽ chủ động đưa ra một giải pháp toàn diện để giải quyết vấn đề giữa Palestine và Israel trong thời gian sớm nhất”, ông Gong nói.
Hội nghị hòa bình giữa Palestine và Israel được tổ chức sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) bỏ phiếu bác bỏ tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Kết quả, 128 nước đã bỏ phiếu bác bỏ tuyên bố của Mỹ về Jerusalem. LHQ cũng nhấn mạnh mọi quyết định liên quan tới tình trạng của Jerusalem đều “không có hiệu lực” và cần bị xóa bỏ.
Theo Diplomat, trong tình hình hiện nay, động thái ngoại giao khôn ngoan của Trung Quốc đã giúp quốc gia này truyền tải thông điệp mạnh mẽ phản đối quyết định của chính quyền Tổng thống Trump đồng thời thể hiện quyết tâm sát cánh cùng cộng đồng quốc tế trong việc kêu gọi thi hành “giải pháp hai nhà nước” để chấm dứt xung đột giữa Palestine và Israel.
Trong Hội nghị hòa bình giữa Palestine và Israel, các đại sứ Palestine cũng đã trao bức thư từ Tổng thống Mahmoud Abbas. Nội dung bức thư bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc của Tổng thống Abbas trước sự ủng hộ của Trung Quốc với Palestine tại các cuộc họp của Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng LHQ. (Infonet)