rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đáng chú ý chiều 20-09-2017

  • Cập nhật : 20/09/2017

Nga tập trận khủng "nhắn" gì Mỹ-NATO?

 Nga mời các quan sát viên quốc tế tới tham dự cuộc tập trận này nhằm mục đích duy nhất là chứng tỏ rằng, với tương quan lực lượng nghiêng hẳn về Mỹ và NATO ở Đông Âu, nhưng Nga và Belarus hoàn toàn có khả năng sẵn sàng đập tan và làm thất bại mọi hành động xâm lược tiềm tàng từ biên giới phía tây

luc luong tang thiet giap nga tham gia cuoc tap tran zapad 2017

Lực lượng tăng thiết giáp Nga tham gia cuộc tập trận Zapad 2017

Từ ngày 14 đến ngày 20/9/2017, Nga và Belarus tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn mang tên Zapad-2017 (Miền Tây-2017). Trong khi Mỹ và các nước NATO cho rằng mục đích của Nga trong cuộc tập trận này là chuẩn bị “xâm lược thôn tính Ukraine và các nước Đông Âu”, còn Matxcơva và Minsk ra tuyên bố khẳng định hoạt động quân sự định kỳ chỉ nhằm mục đích phòng thủ. Vậy, nên hiểu như thế nào về thông điệp của Matxcơva từ cuộc tập trận cuộc tập trận Zapad-2017?

Trước khi diễn ra cuộc tập trận Zapad-2017, nhiều tờ báo lớn ở Mỹ và châu Âu đã đăng bình luận cho rằng Nga nhân cơ hội tập trận để “thôn tính Belarus” và các khu vực xung quanh, phong tỏa 3 nước Baltic để từng bước tấn công sang Ucraina. Ngay cả lãnh đạo cấp cao của một số nước như Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan, Tư lệnh quân đội của NATO ở châu Âu, đặc phái viên của Bộ Ngoại giao Mỹ tại Ukraine cũng đưa ra những nhận định về “nguy cơ bành trướng” của Nga sang phía Tây. Còn Đạo luật H.R.3364 của Quốc hội Mỹ và Quốc hội Ukraine cũng thông qua Đạo luật coi Nga là “quốc gia xâm lược”.

Theo nhận định của giới quân sự Nga và Belarus, cả Matxcơva và Minsk hoàn toàn không có ý định che giấu mục đích cuộc tập trận Zapad-2017, thâm chí họ đã mời quan sát viên của NATO và một số nước trên thế giới tới để chứng kiến khả năng thực tế của hai nước sẵn sàng đối phó với hành động xâm lược từ biên giới phía tây.

Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Belarus, ông Oleg Belokonev, đối thủ giả định trong cuộc tập trận này là lực lượng mang tên “Vaisnoria” ở Belarus, được hai nước phương Tây giả định chống lưng có tên là “Wesbaria” và “Lubenia”. Mục đích cuộc tập trận là đập tan lực lượng ly khai và tổ chức khủng bố quốc tế được thế lực thù địch bên  ngoài yểm trợ trong bối cảnh phương Tây đang toan tính thực hiện kịch bản “Mùa xuân Arab” ở Belarus và phá hoại quan hệ liên minh Belarus-Nga.

Do trong thời bình Nga không có căn cứ quân sự trên lãnh thổ Belarus nên cuộc tập trận này Zapad-2017 sẽ tạo điều kiện cho Matxcơva tập dượt và hoàn thiện khả năng triển khai nhanh một lực lượng quân sự lớn để hỗ trợ Belarus trong chiến dịch ngăn chặn và làm thất bại hành động xâm lược từ bên ngoài. Rõ ràng, trước nguy cơ xâm lược từ NATO, lực lượng của Belarus là khá mỏng. Lục quân Belarus hiện chỉ có hai bộ chỉ huy tác chiến có nhiệm vụ bảo vệ biên giới trên hướng tây và tây-bắc.

zapad 2017 duoc danh gia la cuoc tap tran chung nga-belarus quy mo nhat tu truoc den nay.

Zapad 2017 được đánh giá là cuộc tập trận chung Nga-Belarus quy mô nhất từ trước đến nay.

Trên hướng tây-hướng nguy hiểm nhất, Belarus chỉ bố trí 2 lữ đoàn bộ binh cơ giới số 6, số 11 và lữ đoàn pháo binh số 111. Trên hướng tây-bắc chỉ có 1 lữ đoàn bộ binh cơ giới số 120 có nhiệm vụ bảo vệ thủ đô Minsk. Ngoài ra, Belarus còn có 2 lữ đoàn đặc nhiệm hạng nhẹ, lữ đoàn đổ bộ tấn công đường không số 38 và lữ đoàn đổ bộ đường không số 103. Trong khi đó, lực lượng của Belarus lại ở cách khá xa các lực lượng của Nga thuộc Quân khu Miền Tây.

Như vậy, lực lượng của Belarus là rất mỏng và khá yếu trước ưu thế vượt trội của Mỹ và NATO đã triển khai trên lãnh thổ các nước thành viên ở Đông Âu và Baltic, sát biến giới phía tây quốc gia này. Vì thế, Nga cần tăng cường và hoàn thiện khả năng triển khai nhanh để kịp thời hơp đồng tác chiến với các lực lượng của Belarus một khi có biến. Đây chính là ý tưởng chủ đạo của cuộc tập trận Zapad-2017

Về lực lượng của Nga đối mặt với lực lượng của Mỹ và NATO ở Đông Âu, trước hết phải kể đến Quân khu Miền Tây hiện có 3 tập đoàn quân, trong đó có tập đoàn quân binh chủng hợp thành số 6 có nhiệm vụ bảo vệ các thành phố Salt-Peterburg và Pskov; tập đoàn quân binh chủng hợp thành số 20 bảo vệ các thành phố Kursk và Voronhege. Chỉ có tập đoàn quân xe tăng số 1 được giao nhiệm vụ nhanh chóng cơ động tới Belarus khi có lệnh. Vì thế, tham gia cuộc tập trận Zapad-2017 có các lực lượng thuộc các tập đoàn quân này.

Đồng thời với cuộc tập trận Zapad-2017, các sư đoàn đổ bộ đường không số 76, số 9 và số 106 của Quân khu Miền Tây cũng tiến hành diễn tập triển khai nhanh lực lượng tới các địa bình chưa được kiến tạo sẵn, cách xa nơi đóng quân. Các quan sát viên quốc tế được chứng kiến khả năng của 3 sư đoàn đổ bộ đường không của Nga nhanh chóng triển khai tới các hướng có nguy cơ cao bị tấn công xâm lược, sẵn sàng bảo vệ các lực lượng khác đã được triển khai hoặc tiến hành các chiến dịch độc lập. Ngoài ra, các tập đoàn quân binh chủng hợp thành số 6 và số 20 của Quân khu Miền Tây cũng tiến hành cuộc tập trận độc lập [1].

xe tang va belarus tham gia cuoc tap tran zapad

Xe tăng và Belarus tham gia cuộc tập trận Zapad

Trong khi đó, lực lượng chính quy của Mỹ và NATO ở Đông Âu chiếm ưu thế vượt trội so với lực lượng của Nga ở biên giới phía tây. Đó là 2 lữ đoàn thường trực của Mỹ ở Đức có khả năng sẵn sàng triển khai nhanh tới bất cứ đâu ở châu Âu. Lực lượng này sẵn sàng được tăng viện thêm 3 lữ đoàn bộ binh cơ giới và 2 lữ đoàn bộ binh cơ giới hạng nhẹ trong vòng 2-3 ngày. Sau hơn 1 tuần, Mỹ có thể triển khai thêm 5 lữ đoàn bộ binh hạng nặng và hạng nhẹ tới Đông Âu. Như vậy, chỉ trong vòng hơn 1 tuần, Mỹ có thể triển khai tới Đông Âu ít nhất là 10 lữ đoàn, trong đó có 5 lữ đoàn cơ giới hạng nặng.

Tham gia lực lượng này của Mỹ, về phía Ba Lan có 1 sư đoàn xe tăng và 3 sư đoàn cơ giới (tổng cộng có 12 lữ đoàn) và 2 lữ đoàn cơ giới độc lập hạng nhẹ. Trong năm 2017, NATO triển khai 4 tiểu đoàn độc lập ở các nước Cận Baltic. Ngoài ra, còn có lực lượng phản ứng nhanh của NATO với nòng cốt là 3 sư đoàn lục quân của Đức (tổng cộng có 11 lữ đoàn). Cũng không thể không tính đến lực lượng của Ukraine với 3 lữ đoàn xe tăng và 10 lữ đoàn bộ binh cơ giới hạng nặng, 7 lữ đoàn bộ binh cơ giới hạng nhẹ và 7 lữ đoàn bộ binh với quân số tương đương biên chế của NATO. Như vậy, ở khu vực Đông Âu và Cận Baltic, Mỹ và NATO có tổng cộng 33 lữ đoàn, chưa kể các lực lượng tại chỗ của các nước thành viên NATO ở khu vực này. Đối mặt với lực lượng này, Nga và Belarus chỉ có 13-15 lữ đoàn.

luc luong nato ngay cang tien sat bien gioi nga

Lực lượng NATo ngày càng tiến sát biên giới Nga

Để tạo khả năng sẵn sàng chiến đấu cho các lực lượng ở Đông Âu, sát biên giới Nga và Belarus, trong năm 2016, trên lãnh thổ Ba Lan, Romania, Bulgaria, Latvia, Litva, Estonia là thành viên NATO và Phần Lan-quốc gia bên ngoài NATO, Mỹ và Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương tiến hành nhiều cuộc tập trận lớn nhất của khối quân sự này kể từ sau Chiến tranh lạnh mà mục tiêu tấn công giả định là Nga. Đó là các cuộc tập trận mang tên Anakonda-2016, Swift Response, Saber Strike và Baltops.

Trong khi Nga và Belarus đang tiến hành cuộc tập trận Zapad-2017, lần đầu tiên Mỹ trực tiếp vận chuyển một lực lượng lớn xe tăng cùng với một lữ đoàn thiết giáp, bao gồm 87 xe Abrams M1, 103 xe bọc thép chở quân Bradley, 18 xe Paladin và các loại thiết bị vận tải khác, tới cảng quốc gia Gdansk của Ba Lan để đánh giá khả năng triển khai quân trên quy mô lớn ở Đông Âu. Đây là một động thái nằm trong chiến dịch mang tên Operation Atlantic Resolve được khởi xướng với mục đích tăng cường sự hiện diện quân sự của NATO tại Lithuania, Latvia, Estonia và Ba Lan. Trong khu vực Baltic Bắc Âu, cũng trong thời gian này đang diễn ra các cuộc tập trận của NATO với sự tham gia của 20.000 binh sỹ của Thụy Điển, Đan Mạch, Estonia, Litva, Phần Lan, Pháp, Nauy và Mỹ và cuộc tập trận tại Ukraine với sự tham gia của NATO.

Đồng thời, trên lãnh thổ Ukraine, ngày 11/9/2017 khai mạc cuộc tập trận chung giữa Ukraine và NATO mang tên Rapid Trident-2017. Tới dự lễ khai mạc có Đại sứ Mỹ tại Ukraine Marie Yovanovitch, Giám đốc Học viện Lục quân UKraine, trung tướng Pavel Tkachuk, và đại diện các cơ quan chính quyền trung ương và địa phương. Tham gia cuộc tập trận Rapid Trident-2017 có gần 2.500 binh lính đến từ 12 quốc gia gồm Ukraine, Bulgaria, Gruzia, Estonia, Italia, Latvia, Litva, Moldva, Nauy, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Vương Quốc Anh. Riêng Ukraine có khoảng 1.000 binh sĩ tham gia thuộc các lữ đoàn cơ giới, lực lượng đổ bộ đường không, kỹ thuật rà phá bom mìn, lực lượng vệ binh quốc gia. Tham gia từ phía Mỹ và Canada có khoảng 500 binh sỹ.

Theo một nguyên lý bất biến của nghệ thuật quân sự là để phát động chiến tranh xâm lược cần có ưu thế vượt trội về lực lượng. Theo sự so sánh lực lượng ở Đông Âu của Mỹ và NATO với lực lượng của Nga và Belarus ở gần biên giới phía tây, cũng như căn cứ vào các cuộc tập trận của hai bên, sẽ là vô nghĩa khi NATO tuyên bố Nga đang theo đuổi tham vọng “đánh chiếm các nước Baltic”.

Vậy thông điệp chủ yếu của Nga từ cuộc tập trận Zapad-2017 là gì? Nga mời các quan sát viên quốc tế tới tham dự cuộc tập trận này nhằm mục đích duy nhất là chứng tỏ rằng, với tương quan lực lượng nghiêng hẳn về Mỹ và NATO ở Đông Âu, nhưng Nga và Belarus hoàn toàn có khả năng sẵn sàng đập tan và làm thất bại mọi hành động xâm lược tiềm tàng từ biên giới phía tây

Phản ứng trước động thái của NATO chuẩn bị chiến tranh chống Nga, Tổng thống V.Putin từng tuyên bố:“Matxcơva đã chuẩn bị sẵn sàng để vô hiệu hóa nguy cơ từ phía NATO và sẽ không để lặp lại thảm kịch năm 1941”. Nghĩa là, Nga không để bị bất ngờ như sự kiện phát xít Đức xé toạc Hiệp ước không tấn công lẫn nhau và bất ngờ tấn công Liên Xô vào tháng 6/1941, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Nga trong Chiến tranh thế giới lần thứ II[3].

***

Đại tá Lê Thế Mẫu - Viettimes.vn

Tài liệu tham khảo

[1] Вторжение войск НАТО в Белоруссию и Россию: их ответ на «Запад-2017». https://topwar.ru/125028-vtorzhenie-voysk-nato-v-belorussiyu-i-rossiyu-ih-otvet-na-zapad-2017.html

[2] Учения «Запад-2017»: скрытая репетиция войны с НАТО. https://topwar.ru/124914-ucheniya-zapad-2017-skrytaya-repeticiya-voyny-s-nato.html

[3] Владимир Путин: "Быть сильными: гарантии национальной безопасности для России". https://rg.ru/2012/02/20/putin-armiya.html
-------------------------------

Vì sao dân Pháp "thay đổi thái độ" với Tổng thống Macron?

Giới phân tích cho rằng người Pháp bắt đầu thất vọng với các chính sách của Tổng thống Macron và không loại trừ sẽ có bạo động ở Pháp nếu các lợi ích không được dung hòa.

tong thong phap macron

Tổng thống Pháp Macron

Theo tờ "Quan điểm" Nga, sau khi giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp và trở thành tổng thống trẻ nhất trong lịch sử nước Pháp, ông Emmanuel Macron đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân Pháp.

Tuy nhiên, do các cuộc cải cách “không tính đến lợi ích người lao động” mà tỷ lệ người Pháp phản đối ông Macron đang ngày càng gia tăng.

Nước Pháp trong những ngày này đang chứng kiến nhiều cuộc biểu tình quy mô không nhỏ và dự kiến trong những ngày tới sẽ là những cuộc đình công trên diện rộng. Nguyên nhân dẫn đến các hành động này là những cuộc cải cách triệt để của Tổng thống Emmanuel Macron trong lĩnh vực lao động và việc làm mà những cải cách này không chỉ đụng đến “quyền lợi của người lao động” mà còn đụng đến “niềm tự hào dân tộc” của người Pháp.

Sự lãng phí đáng kể và duy nhất của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron là việc chi 26.000 Euro phục vụ cho việc trang điểm cá nhân. Còn lại, cựu nhân viên đầu tư ngân hàng Emmanuel Macron đang cố gắng thắt chặt mọi chi tiêu. Tuy nhiên, mỗi hành động của ông Emmanuel Macron trong vấn đề này lại đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân Pháp.

Về tổng thể, chương trình tiết kiệm ngân sách năm 2017 do Tổng thống Emmanuel Macron đưa ra sẽ cắt giảm chi tiêu ngân sách của Pháp 4,5 tỷ Euro. Trước đó, vào mùa hè năm 2017, ngân sách cho Y tế cũng đã bị cắt giảm khiến hàng loạt nhân viên y tế bị sa thải, nhất là các y tá. Đã có hàng chục người bỗng chốc trở nên thất nghiệp đã tự tử. Do đó, giới y tá Pháp đang đổ ra đường biểu tình với các biểu ngữ “Người bệnh đang gặp nguy hiểm”.

Ngoài y tế, ngân sách quốc phòng cũng bị cắt giảm đến 850 triệu Euro. Sau sự kiện này, vị tướng nổi tiếng của Pháp Pierre de Villiers, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Pháp đã tuyên bố từ chức để phản đối Tổng thống Emmanuel Macron. Vì sự xúc phạm “người lính vĩ đại này” mà Tổng thống Pháp bị cả các lực lượng cánh tả và cánh hữu chỉ trích mạnh mẽ, và quân đội chính là lực lượng bất mãn nhất với ông Emmanuel Macron.

Đến tháng 8/2017, cũng trong chương trình tiết kiệm ngân sách hà khắc này, Tổng thống Macron tiếp tục hướng mũi tên đến các nhà tuyển dụng lao động. Về thực chất, đây được coi là “chuyên ngành” của ông Macron và ông Macron đã bắt đầu tấn công vào bộ luật lao động Pháp kể từ khi vẫn đang giữ chức Bộ trưởng trong Chính phủ Pháp dưới thời cựu Tổng thống F.Hollande.

“Đạo luật về tăng trưởng kinh tế” do ông Macron đưa ra xem xét đến việc tạo cho các cửa hàng vừa và nhỏ ở Pháp có được khả năng hoạt động cả vào ban đêm và các ngày nghỉ, qua đó thúc đẩy cạnh tranh trong mảng này. Đạo luật này xem xét đến việc nâng thời gian lao động trong ngày làm việc lên 12 tiếng và giảm các thủ tục để sa thải nhân viên.

 tong thong phap macron

 Tổng thống Pháp Macron

Năm 2016, việc Quốc hội Pháp thảo luận sự “cải cách” này đã khiến bùng phát các cuộc biểu tình phản đối mạnh mẽ của người dân Pháp. Gần như hàng ngày các tổ chức công đoàn đã đổ ra đường với sự tham gia của hàng trăm nghìn người. Người biểu tình đã đốt phá xe cộ và ném bom xăng vào lực lượng cảnh sát. Do đó, cựu Tổng thống Pháp không thể thông qua đạo luật này.

Tuy nhiên, hiện đa số ghế trong Hạ viện Pháp đang thuộc về các chính trị gia trẻ tuổi thiếu kinh nghiệm chính trị- các thành viên của đảng “Tiến lên, nước Cộng hòa” do ông Macron kiểm soát hoàn toàn. Chính ông Macron là người “tìm thấy” và tạo sự nghiệp chính trị cho các lực lượng này nên họ hoàn toàn phụ thuộc vào ông Macron, do đó sẽ bỏ phiếu theo mong muốn của ông Macron.

Do đó, trong lần sửa đổi đạo luật lao động này, phần lớn thành viên Hạ viện Pháp đã bỏ phiếu ủng hộ, bất chấp hành động này sẽ khiến người Pháp mất đi nhiều đảm bảo xã hội mà chính bản thân các chính trị gia này đã quen được hưởng.

Mục đích chính của lần cải cách luật lao động này của ông Macron là loại bỏ vai trò của công đoàn khỏi mối quan hệ ông chủ-nhân viên. Theo đó, tất cả các vấn đề nảy sinh sẽ được giải quyết “thông qua đối thoại” nhưng “phần chuôi” luôn thuộc về “ông chủ”. “Ông chủ” trong quá trình đối thoại sẽ luôn có thể thiết lập mức độ lương, thời gian làm việc, số lượng ngày được nghỉ, khả năng được nghỉ thai sản, lương trả cho những người bị bệnh và cả khả năng sa thải nhân viên mà không cần đền bù.

Ở khía cạnh khác, người dân Pháp  trước đó vốn rất tự hào về các đảm bảo xã hội của mình như đi nghỉ vẫn được trả lương, được đền bù nếu bị sa thải, tuần làm việc 35 tiếng đồng hồ. Đây là kết quả nhiều năm đấu tranh của các tổ chức công đoàn, của hàng triệu cuộc biểu tình, của các vụ đánh nhau với cảnh sát, của lịch sử vang dội của phong trào công nhân… Chính vì vậy cuộc cải cách do ông Macron đề xuất được coi là sự “sỉ nhục” với niềm tự hào này, nhất là cải cách này của Tổng thống Pháp lại mang dáng dấp phong cách của cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher.

Chính vì vậy, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu giai đoạn tiếp theo của cuộc cải cách bộ luật lao động này sẽ song hành cùng các cuộc biểu tình quy mô lớn. Hôm 11/9, hàng nghìn người biểu tình đã đổ ra khắp các đường phố ở các thành phố lớn của Pháp để phản đối cuộc cải cách này. Trong số người biểu tình đã xuất hiện cả các thành phần trẻ tuổi, mặc áo đen và ném đá, bom xăng vào lực lượng cảnh sát. Cảnh sát đã sử dụng vòi rồng và hơi cay để trấn áp các phần tử này, tạo ra khung cảnh hỗn loạn trên đường phố.

Khi diễn ra biểu tình, Tổng thống Pháp đang ở các hòn đảo của Pháp tại khu vực Caribe và khẳng định rằng: “Tôi hoàn toàn tin tưởng vào bản thân mình và sẽ không nhượng bộ bất cứ điều gì với những kẻ lười biếng, vô liêm sỉ và những kẻ cực đoan”. Chính những tuyên bố này lại càng làm bùng phát tâm lý tức giận với ông Macron. Trên toàn nước Pháp đã xuất hiện nhiều khẩu hiệu: “Dấu chấm hết cho Macron! Những kẻ lười biếng hãy đổ ra đường”.

Giới phân tích cho rằng những dấu hiệu này cho thấy người Pháp bắt đầu thất vọng với các chính sách của ông Macron và không loại trừ sẽ có bạo động ở Pháp nếu các lợi ích không được dung hòa.(Infonet)
---------------------------

Thượng viện Mỹ đồng ý nâng ngân sách quốc phòng lên 700 tỉ USD

Thượng viện Mỹ hôm 18-9 thông qua dự luật ngân sách quốc phòng trị giá 700 tỉ USD cho tài khóa 2018.

Đạo luật Cấp phép Quốc phòng Quốc gia (NDAA) nói trên được thông qua với 89 phiếu thuận và 8 phiếu chống.

Nội dung NDAA còn gồm những chính sách được thực thi để kiểm soát việc chi tiêu các khoản ngân sách quốc phòng. 

Cụ thế, khoảng 640 tỉ USD sẽ được dùng cho các hoạt động chính của Lầu Năm Góc như mua vũ khí, trả lương cho binh sĩ và 60 tỉ USD còn lại sẽ được dùng để trang trải cho các chiến dịch ở Afghanistan, Iraq, Syria…

Cũng theo dự luật dài 1.215 trang nêu trên, khoảng 8,5 tỉ USD được chi để nâng cấp hệ thống phòng chống tên lửa trong bối cảnh Triều Tiên liên tục tiến hành thử nghiệm hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Ngoài ra, dự luật này còn cấm chính phủ liên bang sử dụng sản phẩm của công ty an ninh mạng Kaspersky Labs (trụ sở ở TP Moscow - Nga).

 

Thượng viện Mỹ đồng ý nâng ngân sách quốc phòng lên 700 tỉ USD - Ảnh 1.

Thượng viện Mỹ vừa thông qua dự luật ngân sách quốc phòng cho tài khóa 2018. Ảnh: Reuters.

Trước đó, vào tháng 7, Hạ viện Mỹ cũng thông qua phiên bản NDAA của riêng mình với mức ngân sách tương tự như phiên bản của thượng viện. 

Lưỡng viện quốc hội Mỹ sẽ bàn bạc và thống nhất 2 dự luật trước khi Quốc hội xem xét phiên bản cuối cùng. 

Một cuộc tranh luận gay gắt về những dự luật trên là điều khó tránh bởi phe Dân chủ ở Thượng viện trước đó tuyên bố sẽ ngăn ngân sách quốc phòng gia tăng nếu không nới lỏng trần chi tiêu dành cho các chương trình phi quốc phòng. 

700 tỉ USD là con số lớn hơn nhiều so với mức ngân sách 619 tỉ USD của tài khóa 2017.

Tổng thống Donald Trump muốn có thêm tiền cho quốc phòng bằng cách cắt giảm chi tiêu dành cho những lĩnh vực khác. 

Mặc dù sự chia rẽ đảng phái đã khiến quốc hội không thông qua nhiều dự luật lớn gần đây, NDAA vẫn được thông qua trong 55 năm liên tiếp.(NLĐ)

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Thiết kế web Phát triển Portal

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal  chuẩn SEO, chất lượng cao

Nhanh chóng quảng bá, triển khai kinh doanh hiệu quả trên môi trường trực tuyến

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958