rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đáng chú ý sáng 03-10-2017

  • Cập nhật : 03/10/2017

Vì sao Mỹ không muốn tiêu diệt IS?

Khẳng định mục đích của Mỹ là tấn công IS, nhưng không ủng hộ giải pháp tiêu diệt IS chỉ vì Assad còn tại vị, cho thấy mục đích thật sự..

Theo Sputnik, ngày 30/9 Thống đốc tỉnh Deir Ezzor đã khẳng định rằng, Mỹ và các đồng minh phương Tây tham gia vào cuộc chiến chống IS tại Syria nhưng thực ra chỉ muốn thâu tóm dầu mỏ của Syria chứ không phải muốn tiêu diệt IS.

"Mục tiêu chính của cái gọi là liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu là giành quyền kiểm soát nền kinh tế Syria, mà trước hết là nguồn tài nguyên dầu mỏ, nên họ không hề lo tiêu diệt nhóm khủng bố IS", ông Mohammed al-Samra lên tiếng.

Theo nhà chính trị Syria, dù những kẻ khủng bố đang nắm giữ khoảng 60% diện tích Deir Ezzor, nhưng thành phố chắc chắn sẽ hoàn toàn được giải phóng khỏi IS, bởi chiến sự vẫn tiếp diễn và phiến quân đang bị tiêu diệt hàng ngày.

is da tro thanh con bai chinh tri nen khong de bi tieu diet 

IS đã trở thành con bài chính trị nên không dễ bị tiêu diệt 

Hồi đầu tuần, đại diện Công ty Dầu khí Syria Hamid Amin cho biết, IS vẫn đang kiểm soát khoảng 80% mỏ dầu và khí đốt ở Deir Ezzor, trong khi lực lượng Dân chủ Syria hiện đang có mặt ở phía bắc Deir Ezzor nhưng lại hoạt động vì lợi ích của Mỹ.

Theo giới phân tích, nhận định của Thống đốc tỉnh Deir Ezzor về mục đích của Mỹ và đồng minh khi tham gia vào cuộc chiến tại Syria là chính xác, mà thực tế diễn bíến tình cũng như hành động của Mỹ trong thời gian qua đã chứng minh nhận định đó.

Thứ nhất, Mỹ chống khủng bố nhưng lại không kết nối với lực lượng chống khủng bố, còn có thái độ thù địch và hành động thù địch với các lực lượng chống khủng bố.

Cả Nga và Mỹ xuất hiện tại Syria đều dưới danh nghĩa chống khủng bố IS, trong đó Mỹ xuất hiện trước nhưng với tư cách là khách không mời, còn Nga xuất hiện sau khi chính quyền nhà nước Syria có lời đề nghị Moscow hỗ trợ chống khủng bố IS.

Điều đó cho thấy, xuất phát điểm của lực lượng quốc tế chống khủng bố IS tại Syria là 2 vị thế đối lập nên đương nhiên sẽ có những bất đồng, khác biệt trong chiến thuật tấn công và điều đó khiến cho lực lượng khủng bố IS hưởng lợi và khó bị tiêu diệt.

Chính vì vậy mà Tổng thống Nga đã nhiều lần kêu gọi Mỹ và các đồng minh hãy gạt sang một nên những bất đồng, khác biệt, kết hợp cùng với Nga thành lập một mặt trận quốc tế chống chủ nghĩa khủng bố dưới lá cờ của LHQ.

Cùng lúc Mỹ còn tham gia tấn công IS tại Iraq nên đề xuất của Nga rất có lợi cho Mỹ và đồng minh trong cuộc chiến chống IS, vì vậy dư luận cứ ngỡ là Washington sẽ đón nhận ngay lời đề xuất của nhà lãnh đạo Nga, song người Mỹ lại phớt lờ điều đó.

Nguyên nhân Washington không "chịu đèn" Moscow được nhận diện là do mục đích của Mỹ tham gia cuộc chiến chống khủng bố IS tại Syria khác với Nga, trong khi đó chính Mỹ tuyên bố chủ nghĩa khủng bố là kẻ thù chung của nhân loại. Thật khó hiểu!

Song không những từ chối thành lập mặt trận quốc tế chống khủng bố, Mỹ và các đồng minh còn luôn thể hiện thái độ thù địch với Nga, có hành động thù địch với Syria, Iran, Hezbollah, những lực lượng chính trong cuộc chiến chống IS tại Syria.

Vì vậy, dù có thái độ khách quan và công tâm nhất thì cũng ít ai có thế đồng tình với nhận định mục đích của Mỹ là tiêu diệt khủng bố IS, mà chống IS chỉ là cái cớ đề Mỹ xuất hiện tại Syria, bởi Washington là khách không được Damascus mời.

Thứ hai, biến khủng bố thành con bài chính trị phục vụ cho mưu đồ của Mỹ là can thiệp lâu dài vào tình hình chính trị và tình hình nội của Syria.

Ngày 1/10/2016, The Telegraph bình luận rằng, tiêu diệt IS không nằm ngoài khả năng của Mỹ và phương Tây song vấn đề là họ có muốn làm điều đó không và thực tế thì họ không làm điều đó, mà lý do là muốn sử dụng IS cho mưu đồ chính trị.

Hẳn dư luận còn nhớ Nga đã nhiều lần yêu cầu Mỹ phải sàng lọc những kẻ khủng bố núp bóng lực lượng đối lập ôn hoà, song Washington cho biết là không thể làm được việc đó vì rất khó khăn. Như vậy khủng bố đã có chỗ ẩn nấp an toàn.

Ngày 22/9 vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã tuyên bố quân đội Mỹ sẽ chỉ rút khỏi Syria khi IS bị tiêu diệt hoàn toàn. Trong khi Mỹ không phân biệt được khủng bố với đối lập ôn hoà thì biết đến khi nào IS bị tiêu diệt hoàn toàn để cho Mỹ rời Syria.

Bên cạnh đó Mỹ còn bảo trợ cho lực lượng Dân quân người Kurd chống IS nhưng lại không kết hợp với chính quyền Syria, trong khi Damascus chưa thể tái lập quyền kiểm soát tại khu vực người Kurd quản lý, do vậy khó có thể tiêu diệt IS tại đây.

Vi sao My khong muon tieu diet IS?Không muốn tiêu diệt IS, biết khi nào Mỹ rời Syria

Điều đó cho thầy, IS đã như một con bài chính trị giúp Mỹ thực hiện mưu đồ can thiệp lâu dài vào tình hình chính trị và tình hình nội trị tại Syria, phục vụ cho việc định hình lại bàn cờ chính trị tại Trung Đông theo ý đồ của Mỹ.

Như vậy, thái độ và hành động của người Mỹ là không muốn tiêu diệt IS, như nhận định của The Telegraph, trong khi lại xem đây là điều kiện rút khỏi Syria, rõ ràng IS đã được biến thành con bài cho những mặc cả về lọi ích của Mỹ.

Thứ ba, quyết tâm theo đuổi việc loại bỏ Tổng thống Assad, một thực thể chính trị hợp pháp, hợp hiến, đại diện cho chủ quyền của Syria.

Cho đến giờ phút này, không thể phủ nhận chính quyền Assad là thực thể đại diện đầy đủ chủ quyền quốc gia Syria, đồng nghĩa mọi hành động của Damascus nhằm tái kiểm soát đất nước là hành động hợp pháp.

Do vậy, nếu muốn giúp người dân và đất nước Syria thì việc Mỹ và các đồng minh kết nối với chính quyền Syria là hợp lý và cần thiết, hoặc ít nhất là không xem chính quyền này là lực lượng thù địch trong cuộc chiến chống khủng bố tại Syria.

Vậy nhưng, ngày 16/9, phản ứng trước nỗ lực của Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ trong việc thành lập các vùng giảm căng thẳng tại Syria, Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley tuyên bố, Mỹ không ủng hộ tiến trình tại Syria tới khi Tổng thống Assad bị phế truất.

“Mỹ sẽ chỉ cảm thấy vấn đề được ổn thoả khi chúng tôi nhìn thấy sự ổn định lâu dài ở Syria, mà điều này sẽ không thể có được khi Tổng thống Assad vẫn còn tại vị”, bà Nikki Haley khẳng định.

Mỹ muốn gạt bỏ lực lượng chống IS chủ lực, vậy Washington có muốn tiêu diệt IS?

Giới phân tích cho rằng nguyên nhân của vấn đề là do việc lập vùng giảm căng thẳng đã tách các nhóm khủng bố như IS hay Mặt trận Al-Nusra khỏi phe đối lập ôn hòa được Mỹ và phương Tây hỗ trợ, từ đó làm hỏng ý đồ của Washington.

Điều đó đã lý giải vì sao cộng đồng quốc tế ghi nhận việc thiết lập vùng căng thẳng là một bước đi quan trọng và mang tính đột phá trong cuộc chiến chống IS và kiến tạo một nền hoà bình cho đất nước Syria, song Mỹ lại không ủng hộ vấn đề này.

Đại sứ Haley khẳng định mục đích của Mỹ ở Syria vẫn là tấn công IS thông qua việc hỗ trợ cho Các lực lượng dân chủ Syria, nhưng Mỹ lại không ủng hộ giải pháp tiêu diệt IS chỉ vì Assad còn tại vị, điều đó cho thấy tiêu diệt IS rõ ràng không phải là mục đích thật sự của Washington.(Baodatviet)
---------------------

Trung Quốc đầu tư lớn cho căn cứ ở Djibouti để làm gì?

Dù Trung Quốc khăng khăng chỉ dùng căn cứ quân sự Djibouti cho mục đích hậu cần, nhiều ý kiến cho rằng tham vọng của Bắc Kinh không chỉ dừng ở đó.

  • Trung Quốc hình dung kịch bản nào cho Triều Tiên?
  • Âm mưu của Trung Quốc trên biển Hoa Đông
  • Trung Quốc khai trừ đảng cựu Bí thư Trùng Khánh Tôn Chính Tài

Trung Quốc đầu tư lớn cho căn cứ ở Djibouti để làm gì? - Ảnh 1.

Binh lính Trung Quốc tập trận tại Djibouti - Ảnh: AFP

Tuần trước, quân đội Trung Quốc đóng tại căn cứ hải ngoại Djibouti lần đầu tiên tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật ở vùng Sừng châu Phi, khu vực nằm gần những tuyến hàng hải bận rộn nhất thế giới.

Trung Quốc là quốc gia thứ 7 sau Mỹ, Pháp, Nhật... thiết lập hiện diện quân sự ở Djibouti. Tuy là một trong những nước nghèo nhất khu vực, Djibouti lại nằm ở một vị trí quan trọng, ngay cửa biển Hồng Hải dẫn đến kênh đào Suez.

Bắc Kinh khẳng định chỉ dùng căn cứ này như một cơ sở hậu cần cho các con tàu Trung Quốc thực hiện sứ mệnh nhân đạo và gìn giữ hòa bình. 

Tuy nhiên, hình ảnh vệ tinh và các báo cáo không chính thức cho thấy căn cứ Djibouti có đầy đủ các hạ tầng quân sự, bao gồm trại lính, nhà kho, các đơn vị bảo trì và cơ sở neo đậu đủ khả năng tiếp nhận phần lớn hạm đội Trung Quốc.

Vì nhiều lý do, các nước nghi ngại Trung Quốc muốn dùng căn cứ quân sự ở đây để làm bàn đạp cho các tham vọng địa chính trị ở hải ngoại.

Trung Quốc đầu tư lớn cho căn cứ ở Djibouti để làm gì? - Ảnh 2.

Quân đội Trung Quốc tổ chức lễ khánh thành căn cứ Djibouti - Ảnh: AFP

Sau đây là một số giải thích, theo báo South China Morning Post của Hong Kong:

Vị trí chiến lược

Yếu tố quan trọng khiến Bắc Kinh quyết định xây căn cứ quân sự hải ngoại đầu tiên ở Djibouti  là do nhiều quốc gia khác đã hiện diện tại đây. Djibouti là nơi đặt căn cứ quân sự thường trực duy nhất của Mỹ tại châu Phi.

"Trung Quốc sẽ bớt bị điều tiếng hơn ở Djibouti đơn giản vì nhiều nước khác cũng đóng quân ở đây" - ông Zhang Baohui, giáo sư Đại học Lĩnh Nam, giải thích.

Ngoài ra, Djibouti cũng nằm xa các đối thủ cạnh tranh chính của Trung Quốc. Chẳng hạn, một căn cứ Trung Quốc ở cảng Gwadar tại Pakistan sẽ khiến Ấn Độ cảnh giác.

Cũng theo giáo sư Zhang, với vị trí của Djibouti, Trung Quốc có thể thanh minh rằng họ chỉ dùng nó cho các sứ mệnh nhân đạo, chẳng hạn như nỗ lực chống hải tặc ngoài khơi Somalia và Yemen. 

Bắc Kinh đã triển khai tàu chiến từ Somalia cho các nhiệm vụ này từ năm 2008.

Trung Quốc đầu tư lớn cho căn cứ ở Djibouti để làm gì? - Ảnh 3.

Quân đội Trung Quốc tổ chức tập trận bắn đạn thật tại Djibouti trong chưa đầy 2 tháng sau khi đóng quân tại đây - Ảnh: AFP

Bảo vệ lợi ích đầu tư

Trung Quốc cũng muốn bảo vệ lợi ích của họ dọc theo "Con đường tơ lụa trên biển" - một phần của sáng kiến Vành đai, con đường của Chủ tịch Tập Cận Bình, theo chuyên gia về châu Á Malcolm Davis thuộc Viện Chính sách chiến lược Úc.

"Có rất nhiều cộng đồng, các dự án đầu tư và giao thương của Trung Quốc trong khu vực. Cái chính là khả năng hiện diện ở một khu vực có tầm quan trọng chiến lược" - ông Davis bình luận.

Khoảng 40% hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc đi qua Vịnh Aden gần Djibouti, theo báo cáo của CNA, một tổ chức nghiên cứu ở Virginia (Mỹ).

Djibouti lệ thuộc lớn vào dòng vốn từ Trung Quốc. Các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã xuất khoảng 1,4 tỉ USD cho các dự án lớn tại Djibouti, trong đó gồm dự án đường sắt Ethiopia - Djibouti, đường ống dẫn nước Ethiopia - Djibouti...

Căn cứ Djibouti của Trung Quốc nằm gần cảng Doraleh, dự án này được tài trợ và vận hành một phần bởi công ty nhà nước China Merchants Holdings.

Trung Quốc đầu tư lớn cho căn cứ ở Djibouti để làm gì? - Ảnh 4.

"Khu châu Âu" tại thành phố Djibouti - Ảnh: AFP

Các mục tiêu lớn khác

Theo báo cáo của CNA, căn cứ Djibouti có thể hỗ trợ cho các sứ mệnh xa bờ của quân đội Trung Quốc như chống hải tặc, di tản công dân Trung Quốc, gìn giữ hòa bình, chống khủng bố, thu thập tình báo và bảo vệ các tuyến đường biển chiến lược.

Các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh có thể dùng căn cứ để triển khai sức mạnh lên bắc Phi và củng cố vị thế của họ ở Ấn Độ Dương.

Chiến lược hàng hải của Trung Quốc hướng tới việc đối phó Ấn Độ bằng cách xây hàng loạt căn cứ hải quân ở các nước láng giềng của New Delhi trên Ấn Độ Dương"

Học giả Bawa Singh của Ấn Độ 

"Tàu Trung Quốc triển khai đến Đại Tây Dương có thể duy trì hoạt động trong một thời gian dài hơn. Sự quen thuộc của Hải quân Trung Quốc đối với vùng biển này đã gia tăng rất nhiều" - chuyên gia Rahul Roy-Chaudhury, Viện quốc tế nghiên cứu chiến lược (London), đánh giá.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc mở rộng sức ảnh hưởng trên Ấn Độ Dương khiến Ấn Độ vô cùng lo lắng, đặc biệt là nếu tính luôn sự hiện của các căn cứ hải quân của nước này tại Maldives và Sri Lanka.(Tuoitre)
-------------------------

Đại hội đảng Bảo thủ Anh xoáy vào những chia rẽ nội bộ

Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond cảnh báo sự chia rẽ trong chính phủ hiện nay đang “hủy hoại” cơ hội thành công của nước này trong các cuộc đàm phán về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit.

 

bo truong tai chinh anh philip hammond sau cuoc hop o london ngay 6/9. anh: afp/ttxvn

Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond sau cuộc họp ở London ngày 6/9. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Theo phóng viên TTXVN tại Anh, phát biểu tại Đại hội đảng Bảo thủ ở thành phố Manchester ngày 2/10, Bộ trưởng Hammond nhấn mạnh trong thời điểm các cuộc đàm phán Brexit với EU đang diễn ra khó khăn, sự đoàn kết và thống nhất trong nội các Anh sẽ giúp nước này có lợi thế hơn trong đàm phán.

Trước những chỉ trích của dư luận thời gian qua về sự chia rẽ và “lộn xộn” trong nội bộ chính phủ và giới lãnh đạo cấp cao của đảng Bảo thủ cầm quyền, ông Hammond khẳng định tất cả các bộ trưởng trong nội các đều ủng hộ Thủ tướng Theresa May. Trong bài phát biểu của mình, ông Hammond cũng được cho là đang cảnh báo người đồng nghiệp là Ngoại trưởng Anh Boris Johnson khi tuyên bố "ai cũng có có thể bị sa thải". 

Những lời cảnh báo của Bộ trưởng Hammond được đưa ra sau khi một loạt các nhân vật cấp cao khác của đảng Bảo thủ đã lên tiếng chỉ trích sự “bất trung không thể tin nổi” của Ngoại trưởng Johnson khi những ngày gần đây ông Johnson liên tục công khai quan điểm trái ngược với lập trường được Thủ tướng May đưa ra về Brexit trong bài phát biểu tại Florence, Italy hôm 22/9 vừa qua. 

Trong khi bà May thể hiện thái độ mềm mỏng hơn nghiêng về phương án Brexit "mềm” thì Ngoại trưởng Johnson tiếp tục ủng hộ phương án Brexit "cứng" và phản đối thời hạn chuyển tiếp có thể kéo dài 2 năm sau thời điểm tháng 3/2019 để Anh hoàn toàn rời khỏi EU như Thủ tướng Anh mong muốn đạt được trong đàm phán Brexit đang diễn ra. 

Thay vì tập trung thảo luận cương lĩnh lãnh đạo của mình trong giai đoạn sắp tới, Đại hội đảng Bảo thủ đang diễn ra tại Manchester bị cuốn vào những tranh luận xoay quanh “tham vọng tiếm quyền lãnh đạo” của Ngoại trưởng Johson, sau khi ông này tự đưa ra những “ranh giới đỏ” của riêng mình cho các cuộc đàm phán về Brexit giữa Anh và EU. Trong số đó có yêu sách về việc Anh không nên bị ràng buộc bởi những quy định và phán quyết pháp lý mới của EU trong quá trình chuyển tiếp, bất chấp sự bác bỏ gần như chắc chắn từ phía Brussels. 

Ngoài ra, ông Hammond cũng tìm cách hướng sự chú ý của dư luận quay về với chương trình hành động của chính phủ, với thông báo về dự án trị giá 400 triệu bảng nhằm tăng cường kết nối giao thông tại phía Bắc xứ England của Vương quốc Anh. Khoảng 300 triệu bảng trong số này được sử dụng để kết nối các thành phố lớn gồm Liverpool, Manchester, Sheffield, Leeds, York và Leicester với hệ thống đường sắt cao tốc HS2 giữa London và phía Bắc. 

100 triệu bảng còn lại được dành cho các dự án giao thông địa phương để giảm bớt ùn tắc và phát triển các dự án bất động sản mới dành cho nhà ở và doanh nghiệp. Bộ trưởng Tài chính Anh cũng bảo vệ việc chính phủ vay thêm tiền để mở rộng dự án “Help to Buy” và khẳng định các khoản vay này được dành cho những “cam kết đã tính toán cẩn thận”.(TTXVN)

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Thiết kế web Phát triển Portal

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal  chuẩn SEO, chất lượng cao

Nhanh chóng quảng bá, triển khai kinh doanh hiệu quả trên môi trường trực tuyến

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958