Tin tức Biển Đông 2017. Cập nhật liên tục tin tức Biển Đông. Thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thông tin về hoạt động, hành xử của các bên về vấn đề BIển Đông. Trung Quốc huấn luyện ngư dân thành dân quân vũ trang tràn xuống Biển Đông
Tin thế giới đáng chú ý sáng 15-09-2017
- Cập nhật : 15/09/2017
Đảng ông Putin bất ngờ thua ở trung tâm Moscow
Cuộc bầu cử Hội đồng địa phương tại các quận trung tâm Thủ đô Moscow đã gọi tên chiến thắng của liên minh các đảng đối lập.
RT ngày 12/9 thông tin, các ứng cử viên Đảng cầm quyền ở Nga đã dẫn đầu cuộc bầu cử ở 16 khu vực nhưng liên minh các đảng đối lập cũng đã tăng cường được vị trí của họ trong nhiều hội đồng thành phố.
Cụ thể, ngay tại Thủ đô Moscow, ở quận Tversky - khu vực giàu có nằm ngay sát Điện Kremlin, kết quả bỏ phiếu cho thấy liên minh Đảng đối lập đã chiếm 11/12 số ghế trong hội đồng quận.
Đáng chú ý phải kể tới quận trung tâm, nơi Tổng thống Vladimir Putin đã đi bỏ phiếu, toàn bộ 12 ghế của hội đồng quận này đã bị lấp đầy bởi liên minh các đảng đối lập.
Phe đối lập còn giành chiến thắng ở nhiều quận khác, phần lớn thuộc trung tâm Moscow. Đây là kết quả bất ngờ so với các dự đoán trước đó.
Đảng Nước Nga thống nhất của Tổng thống Putin đã giành chiến thắng tại 16 khu vực tổ chức bầu cử Thống đốc.
Interfax dẫn lời người đứng đầu Ủy ban Bầu cử Thành phố Moscow - ông Valentin Gorbunov, nói rằng các ứng cử viên đảng Nước Nga thống nhất giành được 77% số ghế trong Hội đồng thành phố, đảng Yabloko đứng thứ 2 với hơn 11% và các ứng viên độc lập khác chiếm vị trí thứ 3 với hơn 7%, các đảng đối lập khác có ít hơn 3% số phiếu kết hợp.
Một số quận tại Moscow đã được Đảng đối lập nắm giữ sẽ ảnh hưởng tới cuộc bầu cử Thị trưởng Moscow của ông Sergey Sobyanin. Trong ảnh: Tổng thống Vladimir Putin và Thị trưởng Sergey Sobyanin.
Phát biểu trước báo chí, Thư ký của Tổng thống Nga - ông Dmitry Peskov nhận định, việc phe đối lập giành một số ghế trong hội đồng các quận ở Moscow là điều "có thể nói là tốt" vì nó chứng minh có sự cạnh tranh, minh bạch và công bằng ở Nga.
Thị trưởng Moscow Sergey Sobyanin cho hay, ứng cử viên thuộc Đảng Nước Nga thống nhất đã giành được khoảng 75% trong số 1.500 ghế trong hội đồng thành phố. Song ông cũng đồng ý rằng, trong một số quận nhất định ở Thủ đô, "bối cảnh chính trị đang trở nên đa dạng hơn".
Dù các ủy viên hội đồng không có nhiều quyền lực về chính trị, nhưng sự ủng hộ của họ đóng vai trò quan trọng cho những ai muốn ra tranh cử trong cuộc bầu cử Thị trưởng Moscow.
RT nhận định, sự thay đổi chính trị ở một số quận tại Moscow có thể được giải thích bằng sự nỗ lực của ông Dmitry Gudkov - một chính khách đối lập trong Hạ viện cũ của Nga- người đang chuẩn bị cho cuộc đua vào chức Thị trưởng Moscow vào năm 2018 với một chiến dịch lớn để đưa các nhà hoạt động đối lập vào Hội đồng thành phố nhằm gia tăng chữ ký ủng hộ.
Trong chiến dịch tranh cử chức Thị trưởng Moscow, ông Gudkov từng thể hiện quan điểm đứng về phía các đảng đối lập là Yabloko và Parnas (Đảng Dân chủ Tự do) với số lượng cử tri đi bầu tại các cuộc bầu cử địa phương là tương đối thấp.
Cho tới nay, nỗ lực của ông Gudkov đã mang lại một số kết quả. Theo kết quả thăm dò từ báo cáo giám sát độc lập, đảng trên có đa số ghế trong 36 khu vực thuộc 27 quận trong tổng số 146 quận của Moscow.
Trang web tin tức kinh doanh RBC dẫn lời một nguồn tin giấu tên trong chính quyền tổng thống Nga nói rằng những chiến thắng của các thống đốc mới được bổ nhiệm tại một số khu vực đã chứng minh rằng đang có nhu cầu thay đổi chính trị trong xã hội.
Nguồn tin cũng cho biết, họ đang kiểm tra một kịch bản công việc cho "quân đoàn nhà nước" mới.
Ngoài ra, các chính trị gia mới được bổ nhiệm có thể bắt đầu công việc của họ vào tháng 3/2018.
Cuộc bầu cử địa phương trên toàn nước Nga đã được thực hiện theo quy tắc mới để tránh gian lận. Ủy ban bầu cử Trung ương Nga đã thực hiện các biện pháp bổ sung để ngăn chặn tình trạng tiêu cực ở mức tối đa.
Các điểm bỏ phiếu được cài camera giám sát, các văn phòng nơi kết quả kiểm phiếu được diễn ra sẽ chuyển vào hệ thống kiểm phiếu tự động trên toàn quốc cũng được cài camera.(ĐVO)
-----------------------------
Mỹ-Thổ bất đồng vụ Nga bán tên lửa S-400 cho Ankara
Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy sự không hài lòng với Mỹ và các đồng minh NATO khi nước này tìm đến hệ thống S-400 của Nga để xây dựng kho vũ khí bảo vệ an ninh quốc gia.
Một ngày sau khi Thổ Nhĩ Kỳ ký hợp đồng mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 13-9 đã đã bình luận về phản ứng của Mỹ đối với thương vụ này. Ông Erdogan nói rằng hợp đồng của Thổ Nhĩ Kỳ với Nga về việc cung cấp hệ thống tên lửa S-400 “đã khiến Mỹ nổi đóa”.
“Chúng tôi có nhất thiết phải đợi Mỹ hay không? Chúng tôi sẽ thực hiện và sẽ tiếp tục tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh của quốc gia chúng tôi. Chúng tôi là chủ quyết định trong căn nhà của mình” – Sputnik dẫn lời Tổng thống Erdogan.
Hệ thống tên lửa S-400 của Nga được triển khai tại căn cứ không quân Hmeimim ở Syria. Ảnh: AFP
Nga hôm 12-9 cho biết Moscow và Ankara đã đạt được một thỏa thuận về việc bán hệ thống tên lửa đất đối không S-400 của Nga cho Thổ Nhĩ Kỳ và hai bên cũng đã ký hợp đồng. Cùng ngày, ông Erdogan cho hay Ankara đã hoàn thành khoản thanh toán đầu tiên trong hợp đồng này.
Phản ứng lại, người phát ngôn Lầu Năm Góc trong một tuyên bố ngày 12-9 nói: “Chúng tôi đã bày tỏ những quan ngại của chúng tôi với giới chức Thổ Nhĩ Kỳ liên quan tới thương vụ S-400. Một hệ thống phòng thủ tên lửa linh hoạt của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vẫn là lựa chọn tốt nhất để bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi các mối đe dọa trong khu vực”.
S-400 là hệ thống phòng không thế hệ mới của Nga. Hệ thống này mang ba loại tên lửa khác nhau có khả năng phá hủy các mục tiêu trên không ở tầm bắn từ ngắn đến khá dài. S-400 được thiết kế để theo dõi và tiêu diệt nhiều loại mục tiêu trên không từ máy bay trinh sát tới tên lửa đạn đạo.
Hợp đồng S-400 trên được dự đoán trị giá khoảng 2,5 tỉ USD. Thổ Nhĩ Kỳ hiện có quân đội lớn thứ hai trong NATO. Tuy nhiên, liên minh quân sự này tỏ ra hoài nghi về động thái Ankara mua S-400 vì cho rằng S-400 không tương thích với các thiết bị quân sự hiện có của NATO.
Tầm hoạt động của hệ thống S-400 của Nga tại Syria. Ảnh: CSIS
Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập các quan hệ chặt chẽ hơn với Nga sau khi quan hệ giữa nước này với Mỹ và châu Âu xấu đi. Chính phủ ông Erdogan luôn bác bỏ sự ủng hộ của quân đội Mỹ cho nhóm phiến quân người Kurd ở Syria YPG, lực lượng có liên hệ với lực lượng người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói thêm rằng sau khi Mỹ và Israel từ chối cung cấp các máy bay chiến đấu không người lái cho Thổ Nhĩ Kỹ, Ankara đã tự phát triển và bắt đầu sản xuất loại vũ khí này, nhưng điều đó lại khiến Washington và Jerusalem quan ngại.
Ông Erdogan cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã tiêu diệt 90 tên khủng bố YPG trong tuần qua bằng các máy bay không người lái tự phát triển của mình. Ankara tìm cách tự phát triển loại vũ khí này vì các thiết bị tương tự của phương Tây có giá khá đắt.
Nga cho biết hệ thống S-400 có tầm bắn 400 km và có thể bắn hạ 80 mục tiêu cùng lúc. Nga đã triển khai S-400 tới một căn cứ không quân của nước này gần Latakia ở Syria vào tháng 12-2015 sau khi máy bay Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một chiến đấu cơ Su-24 của Nga ở biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Động thái đã khiến quan hệ Nga-Thổ xấu đi trầm trọng vào thời điểm đó. Tuy nhiên, ông Erdogan sau đó đã chủ động đối thoại làm hòa với Tổng thống Nga Vladimir Putin, đưa quan hệ hai nước thoát khỏi khủng hoảng.
Hợp đồng S-400 giữa Nga-Thổ rõ ràng cũng là một cú đáp trả NATO sau khi Mỹ và Đức rút các bệ phóng phòng không Patriot khỏi Thổ Nhĩ Kỳ, Sputnik bình luận. Hồi năm 2015, Thổ Nhĩ Kỳ từng kêu gọi các đồng minh trong NATO duy trì các bệ phóng này ở biên giới Thổ-Syria. Hiện không thành viên nào của NATO vận hành S-400.(PLO)
----------------------------
Mỹ loay hoay tìm cách vô hiệu đòn đánh của DF-21D
Dù tuyên bố DF-21D không phải là mối đe dọa với tàu sân bay Mỹ nhưng nước này vẫn loay hoay tìm cách đánh chặn dòng tên lửa này của Trung Quốc.
Trang National Interest dẫn nguồn tin Hải quân Mỹ cho biết, lực lượng này đang phát triển hệ thống vũ khí laser đủ mạnh để đánh chặn tên lửa đạn đạo DF-21D được Trung Quốc tung hô là "sát thủ" với tàu sân bay Mỹ.
Dù chưa tiết lộ chi tiết về chương trình vũ khí năng lượng cao này nhưng ngay khi nó được công khai, Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) nhấn mạnh, sẽ rất khó để vũ khí laser có thể đánh chặn được những mục tiêu tương tự DF-21D.
CRS cho rằng, do chùm tia laser chỉ có thể chiếu được theo đường thẳng, không thể nhắm bắn mục tiêu ngoài đường chân trời (hình cầu), khả năng tấn công hiệu quả của vũ khí laser chỉ nằm trong khoảng 1,5km, trong khi đó muốn đánh chặn tên lửa có tốc độ cao như DF-21D cần tấn công mục tiêu từ khoảng cách hàng chục km mới có thể hạ được mục tiêu.
Ngoài ra, CRS còn cho rằng, trong trường hợp ngắm bắn trúng mục tiêu, vũ khí laser cũng phải cần tới vài giaayn để đốt cháy mục tiêu. Chính vì vậy, vũ khí này sẽ không đủ thời gian để đối phó với một cuộc tấn công cường độ cao vào tàu sân bay.
Và đây chính là nguyên nhân khiến Mỹ phải đồng thời tìm kiếm nhiều cách khác nhau nhằm tìm ra phương pháp tối ưu nhất để đối phó với tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc. Và phương pháp tiếp theo khá độc đáo của Mỹ là dùng máy bay không người lái MQ-25A Stingray.
Theo lý giải của Hải quân Mỹ, do tên lửa đạn đạo DF-21D của Trung Quốc có tầm bắn khoảng 1.300 km, trong khi tiêm kích hạm chỉ có tầm hoạt động xa nhất của Mỹ hiện nay chỉ có bán kính chiến đấu chưa đến 900 km.
Thực tế này đang khiến Mỹ phải vận hành các chiến đấu cơ trên hạm ngoài tầm hoạt động hiệu quả hoặc mạo hiểm đưa tàu sân bay với 6.000 binh sĩ và 70 máy bay vào tầm bắn của tên lửa DF-21D.
Trong khi đó, một khi được đưa vào hoạt động trên các tàu sân bay, MQ-25A Stingray sẽ giúp mở rộng tầm hoạt động cho các chiến đấu cơ F/A-18 hiện tại của Hải quân Mỹ, cho phép chúng hoạt động hiệu quả từ một khoảng cách an toàn hơn rất nhiều.
Phó đô đốc Joseph Mulloy, Phó tổng tham mưu các hoạt động phát triển khả năng và nguồn lực của Hải quân Mỹ tuyên bố: "Chúng tôi có thể cải tiến một số tính năng và tăng khả năng sống sót cho MQ-25A Stingray sau khi nó được đưa vào hoạt động".
Ông Joseph Mulloy cho biết thêm: "Ngoài nhiệm vụ chính là tiếp nhiên liệu, máy bay cũng có thể thực hiện nhiệm vụ do thám và giám sát cũng như khả năng hoạt động như xe tải bay".
Viện nghiên cứu hải quân Mỹ cho biết một đề nghị sản xuất máy bay MQ-25A Stingray, theo kế hoạch, chiếc đầu tiên dự kiến sẽ chính thức hoạt động từ năm 2020. Vị đô đốc này tuyên bố, đến khi đó, DF-21D hay bất kỳ tên lửa nào đều không còn là mối đe dọa với hạm đội Mỹ.(Baodatviet)