Nhật tăng cường hợp tác quốc phòng ở Đông Nam Á
Ngày 12.6, cuộc triển lãm mang tên Công nghệ và hệ thống không - biển châu Á (MAST) chính thức khai mạc tại TP.Chiba, gần thủ đô Tokyo của Nhật Bản. Theo Reuters, đây là lần thứ hai nước này tổ chức MAST sau lần diễn ra vào tháng 5.2015, hơn một năm sau khi chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu công nghệ quân sự tồn tại gần 50 năm.
Mô hình thủy phi cơ US-2 của Nhật tại triển lãm REUTERS
Tham gia sự kiện kéo dài 3 ngày lần này có 16 công ty Nhật với những tên tuổi lớn như Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi, Công ty công nghiệp nặng Kawasaki (nhà sản xuất máy bay tuần tra săn ngầm P-1) và Công ty công nghiệp ShinMaywa, nơi chế tạo thủy phi cơ US-2.
Ngoài ra còn có nhiều “đại gia” nước ngoài như Lockheed Martin (Mỹ), Thales SA (Pháp) và Công ty không gian vũ trụ BrahMos - liên doanh Ấn Độ - Nga chế tạo tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos. Những sản phẩm được trưng bày tại MAST 2017 gồm có mô hình khu trục hạm tên lửa dẫn đường, tàu đổ bộ, công nghệ quét thủy lôi, hệ thống giám sát bằng radar…
Đáng chú ý, Reuters dẫn 2 nguồn tin từ Tokyo cho biết Bộ Quốc phòng Nhật đặc biệt mời đại diện một số thành viên ASEAN tham dự MAST 2017 và một hội thảo về hợp tác an ninh.
Người đứng đầu Cơ quan Hậu cần, công nghệ và mua sắm quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Hideaki Watanabe xác nhận bộ này sẽ tổ chức cuộc họp với các phái đoàn ASEAN vào ngày 15.6, một ngày sau khi MAST kết thúc, để thảo luận về chia sẻ công nghệ và thiết bị. Ông Watanabe cho biết thêm Nhật Bản đang hướng tới gia tăng các hợp đồng xuất khẩu khí tài cho các đối tác Đông Nam Á.
Theo giới quan sát, Tokyo muốn biến chia sẻ công nghệ và hợp tác an ninh quốc phòng trở thành một nguyên tắc quan trọng trong chính sách ngoại giao đối với ASEAN.
Trong thời gian qua, Nhật Bản tăng cường hợp tác chiến lược với các nước Đông Nam Á, trong đó có xúc tiến chuyển giao thiết bị quốc phòng nhằm hỗ trợ nâng cao khả năng tuần tra biển trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tăng cường hiện diện ở Biển Đông. Hôm 7.6, Nhật tặng một tàu tuần tra đã qua sử dụng cho Malaysia còn trước đó đã giao 2 chiếc đầu tiên trong 5 máy bay TC-90 cho Philippines thuê để tuần tra biển, theo báo New Straits Times.(Thanhnien)
------------------------------
Lý do Putin coi Liên Xô sụp đổ là thảm họa lớn nhất thế kỷ 20
Năm 2005 trong thông điệp cho Quốc hội Liên bang Nga ông Putin đã mô tả sự sụp đổ của Liên Xô như thảm họa địa chính trị lớn nhất của thế kỷ trước.
"Tôi thường nghe những lời chỉ trích về sự thật rằng Tôi rất tiếc về sự sụp đổ của Liên Xô. Đầu tiên và quan trọng nhất rằng trong một đêm sau sự sụp đổ của Liên Xô 25 triệu người Nga đã ở nước ngoài, và đó là một trong những thảm họa lớn nhất của thế kỷ 20", ông Putin trả lời câu hỏi của Oliver Stone.
"Sau đó cuộc nội chiến toàn diện bắt đầu, tất nhiên, tất cả điều này, tôi thấy một cách hoàn hảo, đặc biệt là khi tôi trở thành giám đốc của Cơ quan An ninh liên bang. Đồng thời hệ thống an sinh xã hội đã hoàn toàn bị phá hủy, toàn bộ lĩnh vực của nền kinh tế dừng lại, cũng như hệ thống chăm sóc sức khỏe và quân đội. Hàng triệu người hóa ra ở tình trạng nghèo đói. Chng tôi không phải quên những sự kiện này", ông Putin nói thêm.(Viettimes)
-------------------------
SCO kết nạp Ấn Độ và Pakistan, tăng đối trọng Mỹ, phương Tây
Với việc Ấn Độ và Pakistan chính thức trở thành thành viên, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) trở thành một liên minh nước lớn châu Á mạnh nhất, thúc đẩy đa cực hóa thế giới. SCO sẽ có thể "đối trọng" với Mỹ và phương Tây, trước hết là trong cuộc chiến chống khủng bố.
Hội nghị thượng đỉnh SCO ở Astana, Kazakhstan từ ngày 8 - 9/6/2017. Ảnh: India TV
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) lần thứ 17 diễn ra từ ngày 8 - 9/6/2017 ở thủ đô Astana (Kazakhstan), hai nước Ấn Độ và Pakistan đã được kết nạp làm thành viên của SCO, đánh dấu lần đầu tiên tổ chức khu vực này mở rộng thành viên, đưa SCO thành tổ chức khu vực lớn nhất thế giới.
Đánh giá về vấn đề này, nhà nghiên cứu chính trị Nga Alexander Dugin cho rằng việc Ấn Độ và Pakistan trở thành thành viên SCO có nghĩa là thế giới thực hiện một bước đi hướng tới đa cực hóa và vai trò ảnh hưởng của "tập đoàn Âu - Á" được tăng cường.
Alexander Dugin nói: "Đây là liên minh nước lớn châu Á mạnh nhất, tập trung tiềm lực kinh tế và lực lượng chiến lược to lớn - đây là bước đi quan trọng nhất hướng tới thể chế hóa thế giới đa cực. Cần lưu ý rằng: trong NATO có tình trạng một nước và một loại ý thức hệ chiếm vị thế độc tôn. Trong khi đó, gia nhập SCO là các nước đại diện cho các nền văn minh khác nhau, ý thức hệ và thể chế chính trị khác nhau. SCO là nhóm đa cực. Vì vậy, SCO có thể đối trọng với bá quyền của Mỹ và phương Tây, tạo cơ hội mới cho tất cả những đấu thủ trong khu vực".
Tại Hội nghị thượng đỉnh diễn ra ở Astana, lãnh đạo các nước thành viên SCO đã ký kết Công ước chống chủ nghĩa cực đoan và đã thông qua Tuyên bố chung về tấn công chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
Nhà nghiên cứu Alexander Dugin cho rằng phương Tây sẽ buộc phải quan tâm đến lập trường thống nhất của các nước SCO. "Chẳng hạn, nếu SCO hình thành lập trường chống khủng bố thống nhất thì điều này sẽ tạo ra một môi trường hoàn toàn khác đối với việc giải quyết cuộc xung đột Syria. Nếu SCO nói 'không' với hành động nào đó của phương Tây thì phương Tây cần coi trọng". Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến thủ đô Astana, Kazakhstan tham dự Hội nghị thượng đỉnh SCO. Ảnh: DNA India
Trang tin quan sát chính sách Trung Quốc của Tây Ban Nha ngày 9/6 cho rằng tại Hội nghị thượng đỉnh SCO ở Kazakhstan, hai nước Ấn Độ và Pakistan đều từ vị thế nước quan sát viên chuyển thành thành viên chính thức. Bất kể tính theo diện tích địa lý hay dân số, SCO đều sẽ là một trong những tổ chức lớn nhất trên thế giới.
SCO đặc biệt quan tâm đến các vấn đề như tấn công chủ nghĩa khủng bố xuyên biên giới, an ninh và hợp tác kinh tế. Tất cả các nước thành viên đều hy vọng tránh để tình hình ổn định xấu đi, dẫn đến khu vực có tài nguyên thiên nhiên phong phú này trở thành một Trung Đông khác.
Hợp tác an ninh cũng là trọng điểm trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh SCO lần này, cơ quan chống khủng bố khu vực sẽ được tăng cường.
Về kinh tế, tất cả các nước gia nhập SCO hiện đều thuộc sáng kiến "Vành đai và con đường" của Trung Quốc về mặt địa lý, muốn kết nối chính sách phát triển của mình với sáng kiến "Vành đai và con đường" của Trung Quốc.
Việc xử lý quan hệ căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan từ nay đã có một kênh bổ sung, nhưng cũng không thể hoàn toàn thoát khỏi khó khăn.
Việc gia nhập của Ấn Độ và Pakistan cùng với việc Trung Quốc đảm nhiệm cương vị Chủ tịch luân phiên SCO có nghĩa là SCO đã có động lực mới, điều này đã bác bỏ những chỉ trích và hoài nghi về sức sống và mức độ vững chắc của SCO. Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif. Ảnh: Dawn
Mặc dù trình độ phát triển của các nước thành viên SCO khác nhau, nhưng hợp tác an ninh và kinh tế của SCO luôn được tiến hành một cách thiết thực, ổn định. "Tinh thần Thượng Hải" đã cung cấp mô hình mới cho xây dựng liên minh trên cơ sở tin cậy lẫn nhau và cùng phát triển.
SCO đã cung cấp ô bảo vệ an ninh cho sáng kiến "Vành đai và con đường" của Trung Quốc. Dự đoán Bắc Kinh sẽ thông qua các hành động mới để tiếp tục củng cố sức mạnh của SCO.
Ngoài ra, theo hãng tin RIA Novosti Nga ngày 9/6, chuyên gia Ấn Độ cho rằng, việc Ấn Độ gia nhập SCO có thể nâng cao uy tín của SCO, tăng cường khả năng chống khủng bố của New Delhi và làm sâu sắc hợp tác với các nước Trung Á.
Phó Chủ tịch Nandan Unnikrishnan, Quỹ nghiên cứu nhà quan sát Ấn Độ cho rằng Ấn Độ mong muốn gia nhập SCO được quyết định bởi một số phương diện.
Trước hết, Ấn Độ muốn tham gia vào phát triển kinh tế khu vực Âu - Á và thực hiện các dự án trong đó. Thứ hai, SCO có thể trở thành kênh quan trọng để tìm biện pháp giải quyết vấn đề Afghanistan. Thứ ba, gia nhập SCO sẽ đem lại cơ hội cho Ấn Độ làm sâu sắc hợp tác với các nước Trung Á.(Viettimes)