Tin tức Biển Đông 2017. Cập nhật liên tục tin tức Biển Đông. Thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thông tin về hoạt động, hành xử của các bên về vấn đề BIển Đông. Căng thẳng biên giới Trung - Ấn và quân bài bom nước nguy hiểm nổ như hạt nhân
Tin thế giới đáng chú ý trưa 26-08-2017
- Cập nhật : 26/08/2017
Cựu đại sứ Mỹ: Không thể lật đổ Tổng thống Syria Bashar Assad
Cuộc chiến suốt 7 năm qua tại Syria đang chứng kiến những thay đổi lớn khi quân chính phủ của Tổng thống Assad liên tiếp giành được thắng lợi lớn ở khu vực phía tây còn những nước ủng hộ cho phe đối lập Syria cũng dần từ bỏ ý định lật đổ ông Assad.
Theo hãng tin AP, trong bối cảnh, quân chính phủ Syria giành được nhiều thắng lợi lớn ở khu vực chiến lược phía tây còn các lực lượng đối lập lại phải đối mặt với tình trạng bị cá đối tác nước ngoài cắt giảm sự ủng hộ, giới ngoại giao Washington và Riyadh đã phải đặt ra câu hỏi đối với đại diện phe đối lập Syria rằng, liệu Tổng thống Bashar Assad có thể bị lật đổ?
Cuộc nội chiến kéo dài suốt 7 năm qua tại Syria đang chứng kiến bước chuyển dịch lớn khi mà quân chính phủ của Tổng thống Assad và các đồng minh đã giành được quyền kiểm soát 4 thành phố lớn nhất ở Syria và khu vực bờ biển Địa Trung Hải. Với sự hỗ trợ của không quân Nga và các tay súng do Iran hậu thuẫn, lực lượng quân chính phủ Syria đã giành lại được Homs, một tỉnh giàu năng lượng và tiếp tục tiến tới thung lũng sông Euphrates.
Quân chính phủ Syria hoạt động ở phía tây thành phố Deir Ezzor.
Trong khi đó, cả phương Tây và những nước bảo trợ cho lực lượng nổi dậy Syria đều đang tập trung vào kiếm bảo toàn lợi ích cá nhân thay vì theo đuổi mục tiêu ban đầu là thay đổi chính quyền Damascus và kêu gọi Tổng thống Assad từ chức.
"Không còn liên minh quân sự nào đủ khả năng lật đổ ông Assad. Tất cả mọi người bao gồm cả Mỹ đã công nhận ông Assad vẫn tại vị", AP dẫn lời cựu đại sứ Mỹ tại Syria, ông Robert Ford.
Hiện tại, cuộc chiến ở Syria đang giảm dần về cường độ căng thẳng khi mà quân chính phủ Syria đã giành được quyền kiểm soát phần lớn khu vực đông dân phía tây trong khi lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS cùng các tay súng người Kurd được Mỹ hậu thuẫn và lực lượng nổi dậy được Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ đang chia nhau quyền kiểm soát các vùng đất ở phía bắc, đông và nam Syria. Tại các vùng hạ nhiệt căng thẳng do Nga đề xuất thành lập cũng đang chứng kiến tình trạng bạo lực sụt giảm ngay cả khu vực do phe nổi dậy chiếm giữ.
Thậm chí, trong một cuộc họp bàn về Syria, Bộ trưởng Ngoại giao Ả Rập Xê-út Adel al-Jubeir đã nói với đại diện phe đối lập Syria rằng, giờ là lúc đưa ra "một tầm nhìn mới".
"Ông ấy (Bộ trưởng Ngoại giao Ả Rập Xê-út) không nói rõ về việc Tổng thống Assad sẽ vẫn tại vị nhưng khi nhắc tới một tầm nhìn mới thì vấn đề gây tranh cãi nhất ở đây chính là gì? Đó chính là việc ông Assad vẫn duy trì quyền lực lãnh đạo", AP dẫn lời một nhà đàm phán giấu tên trong phiên đàm phán hòa bình Syria.
Tuy nhiên, trong cuộc họp kéo dài 2 ngày tại Riyadh giữa các bên về Syria trong tuần này với mục tiêu hóa giải những bất đồng giữa 3 nhóm đối lập chính trị chính ở Syria để tiến tới một tầm nhìn chung dựa trên những thay đổi quân sự và chính trị hiện tại, sự chia rẽ một lần nữa được thể hiện sâu sắc. Hiện phe đối lập tại Syria được chia thành “nhóm Moscow”, "hóm Hmeymim", "nhóm Cairo", "nhóm của Riyadh" (Ủy ban Đàm phán tối cao) và "nhóm của Astana".
Nhóm đại diện lớn nhất của phe đối lập Syria là Ủy ban Đàm phán cấp cao (HNC) do Ả Rập hỗ trợ đồng thời là lực lượng phản đối mạnh mẽ nhất đối với Damascus, đã công khai tuyên bố Tổng thống Assad phải từ chức trước khi nghĩ tới bất cứ hoạt động chuyển giao chính trị nào ở Syria.
Bởi theo HNC, trong một tuyên bố, nhóm đối lập mang tên "nhóm Moscow" đã nhấn mạnh, việc ông Assad từ chức không nên được xem là tiền đề để tiến tới các cuộc đàm phán.
"Chúng tôi từ chối mọi vai trò của ông Assad trong quá trình chuyển giao chính trị ở Syria", phát ngôn viên của phe nổi dậy Liên minh quốc gia Syria, Ahmad Ramadan nói.
Trên thực tế, bản thân nội bộ HNC cũng đang chứng kiến những bất đồng quan điểm trong cách nhìn nhận mối quan hệ với Damascus. Cụ thể, các đại diện tại Cairo và Moscow của HNC cho rằng, tổ chức này nên làm lành với chính phủ của Tổng thống Assad.
Trước đó, trong cuộc họp đối thoại hòa bình Syria tại Geneva, đại sứ Syria tại Liên Hợp Quốc Staffan de Mistura cũng đã nỗ lực hòa giải bất đồng quan điểm giữa HNC và các nhóm ở Cairo và Moscow. Hồi tuần trước, ông de Mistura đã bày tỏ hy vọng những nỗ lực hòa giải sẽ có kết quả. Theo ông de Mistura, HNC đang tiến hành "các cuộc thảo luận nội bộ tích cực" nhằm đưa ra phương thức tiếp cận toàn diện hơn và thực tế hơn" khi tham gia các cuộc đàm phán về Syria. Ông de Mistura kỳ vọng sự thay đổi trong quan điểm của HNC có thể được công bố vào tháng 10 tới.
Ngay cả các đối tác nước ngoài chống lưng cho phe nổi dậy Syria bao gồm Mỹ, châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Xê-út cũng đang thay đổi quan điểm một cách mạnh mẽ. Theo đó, những quốc gia này đang tập trung vào bảo toàn lợi ích cá nhân đồng thời thu hẹp lợi ích chiến lược thay vì nghĩ tới chuyện làm cách nào để lật đổ Tổng thống Assad.
Đối với Mỹ, mục tiêu hiện nay chính là tập trung vào cuộc chiến tiêu diệt IS và kiềm chế tầm ảnh hưởng của Iran với Syria để bảo vệ đồng minh Israel. Ả Rập Xê-út cũng muốn thu hẹp tầm ảnh hưởng của đối thủ Iran và loại bỏ tầm ảnh hưởng của Qatar, quốc gia chống lưng chính cho HNC và một số nhóm nổi dậy khác. Trong khi đó, ưu tiên hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ là kiềm chế hoạt động ở phía bắc Syria của đảng PYD người Kurd được Mỹ hậu thuẫn. Bởi Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại một khi PYD hoạt động mạnh mẽ, các nhóm người Kurd nổi dậy ở phía đông nước này cũng sẽ vùng dậy.
Quan trọng nhất là các quốc gia trên cũng chưa bao giờ có ý định thay đổi học thuyết quân sự của Tổng thống Assad và hiện để Nga và Iran nắm thế chủ động.
Điển hình, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nhiều lần né tránh phương án tấn công quân sự nhằm vào quân đội chính phủ của Tổng thống Assad ngay cả khi chính quyền Mỹ tin rằng Damascus vượt qua "giới hạn đỏ" và dùng vũ khí hóa học tấn công dân thường. Hồi tháng Bảy, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson được cho đã nói với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc rằng, chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ để Nga quyết định số phận của Syria.
Về phần mình, trong một bài phát biểu hiếm hoi trước giới ngoại giao Syria tại Damascus trong tuần này, Tổng thống Assad đã chế nhạo phương Tây và khẳng định Syria sẽ hướng về phía đông để tạo lập các mối quan hệ chính trị, kinh tế và văn hóa. (Infonet)
-----------------------
Mỹ hỗ trợ Ukraine 175 triệu USD, hứa vũ khí sát thương
Mỹ hứa xem xét tích cực khả năng cấp vũ khí sát thương cho Ukraine, viện trợ hàng trăm triệu USD và tố Nga muốn chia lại biên giới bằng vũ lực.
Đài 112 của Ukraine thông tin, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đã có cuộc gặp gỡ với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko vào ngày 24/8 nhân ngày Lễ Độc lập Ukraine.
Trong tuyên bố tại cuộc họp báo chung sau cuộc gặp, ông Mattis khẳng định Mỹ đã cam kết hỗ trợ trang thiết bị quân sự trị giá 175 triệu USD dành cho Ukraine, đồng thời cho hay Washington vẫn đang "xem xét một cách tích cực" về khả năng cấp vũ khí sát thương cho Kiev.
Phát biểu sau cuộc hội kiến Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nhân chuyến thăm Ukraine, ông Mattis cho biết gói hỗ trợ quân sự mới sẽ giúp Ukraine tự bảo vệ mình. Ông nhấn mạnh Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine và cam kết xây dựng năng lực cho các lực lượng vũ trang Ukraine.
"Gần đây chúng tôi đã chấp thuận cung cấp các thiết bị quân sự với trị giá 175 triệu USD, bao gồm các thiết bị đặc biệt, giúp tăng khả năng phòng thủ cho Ukraine" - AP dẫn lời Tướng Mattis.
Con số 175 triệu USD mới được công bố đã nâng tổng giá trị viện trợ của Mỹ cho Ukraine lên 750 triệu USD trong 2 năm qua.
"Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ các bạn trong nỗ lực bảo vệ đất nước, con người Ukraine" - ông Mattis nói.
Bộ trưởng Mattis nói thêm: "Bằng cách có mặt ở đây hôm nay, tôi đưa ra tuyên bố rằng mối quan hệ chiến lược của chúng tôi với Ukraine ngày càng mạnh hơn".... "Tôi cần phải đến đây để hiểu rõ hơn về tình hình đang diễn ra, để hỗ trợ những gì tôi tin rằng các bạn, cũng như Bộ trưởng Quốc phòng hay Tổng thống Ukraine cần".
Ông Mattis cho biết, Lầu Năm góc và Bộ Ngoại giao đã đề nghị tới Nhà Trắng về quyết định tiến hành chuyển giao vũ khí phòng thủ cho Ukraine.
Tướng Mattis cũng tuyên bố rằng Hoa Kỳ chưa bao giờ công nhận sự sáp nhập của Nga vào Crimea và tố Nga dùng vũ lực để "vẽ lại biên giới" với Ukraine.
"Chúng tôi không chấp nhận và sẽ không bao giờ chấp nhận sự sáp nhập Crimea của Liên bang Nga và hành động phá hoại các biên giới quốc tế của Nga. Mặc dù phía Nga phủ nhận, chúng tôi biết họ đang tìm cách vẽ lại biên giới bằng vũ lực.
Trên thực tế, Nga đã đồng ý thu hồi hỏa lực trong khuôn khổ thỏa thuận của Minsk và đồng ý thu hồi quân đội để hợp tác hơn nữa nhằm đảm bảo an ninh ở châu Âu trong khuôn khổ thỏa thuận của Minsk. Thật không may, Nga đã không tôn trọng các thỏa thuận, thiếu tinh thần thực hiện những cam kết quốc tế" - Bộ trưởng Mattis nói.
Bộ trưởng Mattis đồng thời khẳng định các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt của Mỹ đối với Nga được đưa ra hồi tháng 8 vẫn sẽ được duy trì cho tới khi Moscow trả lại nguyên hiện trạng chiếm đóng trên lãnh thổ Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng ủng hộ các nỗ lực của Kiev nhằm cải cách ngành quốc phòng và an ninh của Ukraine theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Về phần mình, Tổng thống Ukraine Poroshenko nhấn mạnh tầm quan trọng của vũ khí sát thương nếu Mỹ hỗ trợ cho Ukraine, như là một bước cản lớn đối với sự xâm lược của Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tham dự Lễ diễu binh nhân kỷ niệm Ngày Độc lập Ukraine. Ảnh: The New York Times
Trang Kyiv Post dẫn lời ông Poroshenko cho biết, tình báo Ukraine ước tính có ít nhất 3.000 quân đội Nga hiện đang ở các khu vực Donbass bị Nga chiếm đóng. Lực lượng do Nga lãnh đạo, bao gồm cả lính đánh thuê Nga và các lực lượng địa phương vào khoảng 39.000 lính. Lực lượng này hoạt động dưới sự chỉ huy thường xuyên của các tướng lĩnh và quân đội Nga.
Ngoài ra, khoảng 130 người dân Ukraine đang bị bắt giữ làm con tin trong các khu vực bị Nga chiếm đóng tại Donbass.
Do vậy, Tổng thống Ukraine khẳng định nỗ lực tiếp tục đối thoại dẫn đến thỏa thuận cung cấp vũ khí sát thương cho quốc gia này.
"Chúng tôi đồng ý tiếp tục đối thoại tích cực liên quan đến việc cung cấp các phương tiện hỗ trợ quốc phòng cho Ukraine, không chỉ là các vũ khí sát thương mà còn có thể là các thiết bị khác" - Tổng thống Poroshenko nói.
Tổng thống Poroshenko tránh câu hỏi của phóng viên về thời gian Ukraine có thể chờ đợi cho gói viện trợ vũ khí sát thương nhưng ông khẳng định, Moscow nên nhận ra rằng, việc tăng cường hỗ trợ quân sự của Mỹ cho Kiev sẽ "nhanh chóng nếu Nga quyết định tấn công vào lãnh thổ của chúng tôi".
Bộ trưởng Mattis đã tới Kiev sớm hơn 1 ngày để tham gia lễ kỷ niệm 29 năm Ngày Độc lập của Ukraine. Ông trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đầu tiên thăm Ukraina trong 10 năm.
Việc Mỹ có thể cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine đã được phía Nga nhiều lần cảnh báo.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng, việc Mỹ cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine sẽ không góp phần giải quyết hòa bình và cuộc xung đột giữa Kiev và hai nước cộng hòa tự xưng ở phía đông nam của Ukraine.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov hồi tháng 8 cho rằng, vũ khí sát thương sẽ gây bất ổn cho tình hình ở Ukraine, đặc biệt ở phía đông nam của nước này.(ĐVO)
---------------------------
Nhân viên ngoại giao Mỹ tại Cuba bị tấn công âm thanh?
Ít nhất 16 nhân viên chính phủ Mỹ gặp phải các vấn đề sức khỏe được cho là gây ra bởi một cuộc tấn công âm thanh nhắm vào đại sứ quán Mỹ ở Cuba.
BBC ngày 25-8 dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Heather Nauert, cho biết thông tin trên, đồng thời cho biết thêm rằng nhiều nhân viên phải nhập viện chữa trị các triệu chứng.
"Chúng tôi xác nhận rằng ít nhất 16 nhân viên chính phủ Mỹ, cụ thể là các thành viên của đại sứ quán, bị một số triệu chứng liên quan đến sức khỏe. Chúng tôi đang xem xét vụ việc rất nghiêm túc" – bà Nauert chia sẻ.
Cũng theo bà Nauert, các cuộc tấn công có vẻ như đã chấm dứt.
Bà Heather Nauert. Ảnh: C-span
Cuba phủ nhận cáo buộc tấn công các quan chức ngoại giao nước ngoài, đồng thời tuyên bố đang điều tra vụ việc.
Theo AP, các triệu chứng như mất thính lực có thể là hậu quả của một cuộc tấn công âm thanh.
Các nhân viên đại sứ quán Mỹ và ít nhất một nhà ngoại giao Canada bắt đầu chú ý về các triệu chứng vào cuối năm ngoái. Các nạn nhân, một số đã rời Cuba, hiện vẫn đang được điều trị tại Mỹ hay bởi các bác sĩ Mỹ tại Cuba.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson mô tả vụ việc là "một cuộc tấn công sức khỏe".
Điều đáng chú ý, theo BBC, vụ việc vẫn tiếp diễn sau khi các nhân viên Mỹ than phiền và giới chức trách Cuba tuyên bố điều tra nguyên nhân.
Nhân viên đại sứ quán Mỹ tại Cuba bắt đầu chú ý các triệu chứng vào cuối năm 2016. Ảnh: EPA
Một cuộc điều tra chung đang được Mỹ, Canada và Cuba tiến hành trong khi an ninh đã được thắt chặt xung quanh nơi ở của các quan chức ngoại giao tại Havana.
Các nhà phân tích an ninh không loại trừ khả năng một bên thứ ba gây ra vụ việc nhằm hủy hoại quan hệ 2 nước. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có các chứng cứ rõ ràng.
Washington đã trục xuất 2 quan chức ngoại giao Cuba trong một động thái đáp trả. Washington và Havana chỉ mới thiết lập lại quan hệ vào năm 2015, sau 50 thù địch.(NLĐ)
---------------------------
Máy bay ném bom Trung Quốc lảng vảng gần Nhật, Đài Loan
Bất chấp những quan ngại từ Nhật Bản, Bắc Kinh tuyên bố không gì có thể ngăn cản các cuộc tập trận tầm xa của không quân nước này.
Máy bay ném bom và máy bay chiến đấu Trung Quốc trong cuộc trập trên biển Hoa Đông hồi tháng 12 năm ngoái - Ảnh chụp màn hình
Trong một thông báo cuối ngày 24-8, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết không quân Trung Quốc vừa tiến hành một cuộc tập trận tầm xa huy động máy bay ném bom. Thông báo không nói rõ địa điểm diễn ra tập trận cũng như có bao nhiêu máy bay được sử dụng.
Bắc Kinh khẳng định các cuộc diễn tập này là bình thường theo thông lệ quốc tế và là quyền chính đáng của Trung Quốc.
"Cho dù có gặp phải chướng ngại vật gì, không quân Trung Quốc vẫn sẽ tiến hành các bài tập như trước; Dù là máy bay của quốc gia nào đang áp sát, máy bay của không quân Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục bay nhiều và bình thường", hãng tin Reuters dẫn thông báo nhấn mạnh.
Sáng nay 25-8, Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo rằng 6 máy bay ném bom tầm xa của Trung Quốc đã bay gần không phận nước này. Hướng di chuyển là từ biển Hoa Đông, băng qua gần không phận các đảo của Nhật Bản để ra Thái Bình Dương.
"Đây là lần đầu tiên chúng tôi ghi nhận các máy bay Trung Quốc bay theo đường này. Nhật Bản đã bày tỏ quan ngại với Trung Quốc qua kênh ngoại giao", Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera cho biết.
Đây không phải là lần đầu tiên các máy bay Trung Quốc di chuyển gần không phận Nhật Bản. Trong các cuộc tập trận gần đây, không quân Trung Quốc thường bay qua khu vực nằm giữa đảo Đài Loan và chuỗi đảo phía nam Nhật Bản.
Hồi đầu tháng này, các lực lượng quân sự của vùng lãnh thổ Đài Loan đã được đặt trong tình trạng báo động cao sau khi không quân Trung Quốc tiến hành tập trận 3 ngày gần đảo này.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời của nước này.(Tuoitre)