Tin tức Biển Đông 2017. Cập nhật liên tục tin tức Biển Đông. Thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thông tin về hoạt động, hành xử của các bên về vấn đề BIển Đông. Vị thế của Việt Nam ở Biển Đông - Bắn tên lửa diệt hạm đối trả tập trận hải quân Trung Quốc
Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên chiều 12-09-2017:
- Cập nhật : 12/09/2017
Châu Âu mâu thuẫn vì hội chứng sợ Triều Tiên
Anh và Pháp cũng lo tên lửa Triều Tiên đe dọa trong khi Đức chắng ngại đối mặt.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon hôm 10/9 cảnh báo London nằm trong vòng nguy hiểm của chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.
Trả lời trên kênh truyền hình BBC, ông Fallon cho rằng, việc Bình Nhưỡng tăng tốc trong cuộc đua chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mang đầu đạn hạt nhân sẽ đẩy Anh vào mối đe dọa.
Theo đó, khi được hỏi liệu tên lửa của Triều Tiên có thể nhắm trúng London hay không, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Anh cho rằng, Anh nên cẩn thận để chuẩn bị bởi London gần với Triều Tiên hơn là Los Angeles.
“Chưa, song rõ ràng họ đang thúc đẩy chương trình tên lửa của mình. Tầm bắn càng ngày càng xa và chúng ta phải làm cho chương trình này ngừng lại bởi mối nguy hiểm bắt nguồn từ sự tính toán nhầm hoặc sự cố nào đó khiến các bên đáp trả là rất lớn... London gần Triều Tiên hơn là Los Angeles" - Bộ trưởng Quốc phòng Anh cho biết.
Cả Anh và Mỹ, theo các nguồn tin, đều sửng sốt trước tốc độ phát triển của các chương trình hạt nhân và tên lửa do Triều Tiên phát triển.
Vào đầu năm nay, các nguồn tin chính phủ dự đoán Triều Tiên sẽ cần một thập niên để có thể phóng ICBM gắn đầu đạn hạt nhân.
Hiện giờ, Bình Nhưỡng được dự đoán sẽ chỉ mất một vài năm để làm được điều này.
Cũng không nằm ngoài sự lo ngại mức phát triển tốc độ này của Triều Tiên sẽ sớm có khả năng đặt châu Âu vào trong tầm ngắm, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ và Thủ tướng Nhật Bản cũng đã cho rằng, cần phải phản ứng mạnh mẽ với Bình Nhưỡng hơn nữa.
Tổng thống Macron khẳng định rằng, những "hành động khiêu khích lặp đi lặp lại" của Bình Nhưỡng thực sự là "mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh quốc tế". Ông Macron đồng thời thể hiện "tình đoàn kết" của Pháp đối với Nhật Bản.
Reuters dẫn thông báo từ văn phòng ông Macron sau cuộc điện đàm cho rằng, cộng đồng quốc tế phải có "phản ứng thống nhất và kiên quyết" trước Triều Tiên.
Trước đó, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cảnh báo Triều Tiên có khả năng phát động một cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào Mỹ và châu Âu "chỉ trong vài tháng".
Phản ứng của hai nước châu Âu trong bối cảnh tình hình bán đảo Triều Tiên tăng nhiệt đã khiến Bình Nhưỡng lập tức đáp trả.
Vụ phó Vụ châu Âu - Bộ Ngoại giao Triều Tiên Ri Tok-Son cho rằng, tuyên bố của Pháp về khả năng tên lửa hạt nhân Triều Tiên có thể tấn công châu Âu là "lố bịch".
Ông Ri theo đó đã nhấn mạnh rằng, kho vũ khí nguyên tử của Triều Tiên chỉ nhằm phản ứng tới các mối đe dọa hạt nhân của Mỹ đồng thời nhắc về quan hệ đồng minh của Pháp và Mỹ.
"Thật nực cười khi nói rằng vũ khí hạt nhân của Triều Tiên - lực lượng răn đe đối với mối đe dọa hạt nhân từ Mỹ, có thể nhắm vào châu Âu. Nếu vũ khí hạt nhân là điều xấu, Pháp cũng phải từ bỏ nó vì Paris không phải đối mặt với mối đe dọa hạt nhân nào" - ông Ri nói.
Đức sẵn sàng đối mặt đàm phán với Triều Tiên
Trong khi hai nước chủ chốt ở châu Âu hiện nay phản ứng mạnh mẽ vì lo sợ tốc độ phát triển hạt nhân bên bờ Đông châu Á, Thủ tướng Đức Angela Merkel lại cho rằng, phương pháp duy nhất là ngồi lại với nhau và đối mặt trên một bàn đàm phán.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho hay bà luôn sẵn sàng góp phần vào sáng kiến ngoại giao nhằm chấm dứt chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên, đồng thời gợi ý rằng đàm phán hạt nhân với Iran có thể là một hình mẫu tốt đáng làm theo.
Nữ Thủ tướng Đức nhận rõ vị trí của quốc gia này trong cuộc mâu thuẫn giữa Bình Nhưỡng và Washington.
Trên trường quốc tế, việc lên tiếng về phản ứng này là hợp lý và trong trường hợp này, bà ủng hộ biện pháp đối thoại.
Tuy nhiên, ngược lại với Tổng thống Pháp và Bộ trưởng Quốc phòng Anh, nữ Thủ tướng Đức không bày tỏ nỗi sợ sệt liên quan đến khả năng bay xa hơn hay không của tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có thể vươn tới châu Âu.
Khả năng hạn chế các mối đe dọa này có thể dập tắt từ trong trứng nước bằng việc ngồi lại đàm phán và lắng nghe nhau lại không được Mỹ, Anh hay Pháp nhận ra. Thay vào đó, các nước lớn đang phát triển thứ vũ khí nguy hiểm này lại phản ứng hết run sợ đến nổi nóng bởi một quốc gia khác đang trên đà tăng tốc đẩy mạnh sản xuất hạt nhân.(ĐVO)
--------------------------
Ai châm ngòi thủ lợi trong khủng hoảng bán đảo Triều Tiên?
Ai đứng sau công nghệ hạt nhân của Bình Nhưỡng thì còn chưa biết, nhưng ai thủ lợi trong khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên thì đã rõ.
Trong cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên vừa qua, lo ngại bởi những lời đao to búa lớn gay gắt chưa từng thấy giữa Mỹ và Triều Tiên, các nước trong khu vực, ví dụ như Nhật Bản hay Hàn Quốc, đang dự định hiện đại hóa quốc phòng của mình một cách nghiêm túc.
Ở đây chúng ta đang nói về những máy bay phản lực có giá hàng trăm triệu USD/chiếc, những hệ thống tên lửa phòng không, trạm radar và các sản phẩm đắt giá khác, mà như đang thấy, nguồn cung cấp lại cũng sẽ là một trong các thành viên của cuộc “đấu khẩu”, tức là Hoa Kỳ.
Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), từ năm 2001 khối lượng buôn bán vũ khí trên thế giới đã gia tăng không ngừng.
Trong lĩnh vực này, Hoa Kỳ vượt trước tất cả, tỷ lệ đã tăng 33% trong giai đoạn 2011-2015; trong khi từ năm 2006 đến năm 2010, con số này là 29%. Mà theo số liệu của chính người Mỹ, vào năm 2015, Hoa Kỳ bán vũ khí cho các nước khác đạt doanh thu 47 tỷ USD, nhiều hơn 15 tỷ USD so với năm 2014.
Trong cuộc đàm đạo với hãng thông tấn Nga Sputnik, chuyên gia phân tích quân sự Serbia, cây chính luận của báo Politika là ông Miroslav Lazanski đã nói rằng bất kỳ cuộc xung đột nào trên thế giới cũng đều là món quà cho những quốc gia với ngành công nghiệp quân sự hùng mạnh.
Theo quan điểm của ông, trong mỗi cuộc khủng hoảng Hoa Kỳ thường kiếm được 20-25 tỷ USD, và cuộc khủng hoảng Triều Tiên sẽ không phải là ngoại lệ.
Chuyên gia Lazansky nhắc rằng, trong đợt căng thẳng kế tiếp trong quan hệ giữa Tehran và Riyadh đã mang lại cho Washington ít nhất là 65 tỷ USD, đó chính là số lượng vũ khí mà người Saudi Arabia đã đặt mua.Vị chuyên gia này cũng lưu ý rằng, mỗi phát đạn hay tên lửa Mỹ phóng ra, mỗi lít xăng tiêu phí, cuối cùng đều do Iraq gánh, cả chiến dịch "Bão táp sa mạc" rốt cuộc người Mỹ vẫn không tốn một xu, và một cú áp-phe kinh doanh béo bở nữa là cuộc chiến ở Libya.
Theo ông, phương Tây đã tịch thu các tài khoản có chứa 250 tỷ USD tiền công quỹ của Libya. Và như thế hóa ra là chiến tranh ở Libya lại do chính Libya chi trả, rồi không chỉ riêng Hoa Kỳ làm như vậy mà còn thêm cả Pháp và Anh cũng nhảy vào chia phần.
Những lập luận này gợi nhớ tài liệu giải mật gần đây từ Kho Lưu trữ quốc gia Anh. Đó là bức thư được viết một vài ngày sau khi vụ tấn công của Iraq vào Kuwait, trong đó, Bộ trưởng Bộ Mua sắm quốc phòng Mỹ Alan Clark đã mô tả phản ứng dự kiến của Hoa Kỳ và các đồng minh với cuộc xâm lược Iraq là "cơ hội chưa từng thấy dành cho Cục Xuất khẩu vật tư thuộc Bộ Quốc phòng".
Dễ hiểu là ở đây nói về kế hoạch cung cấp vũ khí cho các nước vùng Vịnh Ba Tư bởi mối đe dọa xâm lược từ chính quyền Saddam Hussein. Và liệu rằng người ta có bỏ qua "cơ hội chưa từng thấy" đang mới xuất hiện ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương?
Một số chuyên gia khác cũng dẫn nguồn cơn vụ khủng hoảng Triều Tiên đến với mối liên hệ với Mỹ. Đó là việc chính quyền Washington sử dụng con bài Triều Tiên như một tấm bình phong để triển khai ngày càng nhiều vũ khí tối tân đến sát sườn Nga và Trung Quốc.
Một vài ý kiến khác còn cho rằng, Triều Tiên đang bị Mỹ thổi phồng lên như một “con ngáo ộp” để đe dọa các đồng minh, hòng buộc chặt Hàn Quốc và Nhật Bản vào cỗ xe tù của mình, khiến Tolyo và Seoul không thể tự lập và trở thành những cường quốc có tiếng nói quyết định trong khu vực.
Như vậy là dù với bất cứ nguyên nhân nào thì kẻ thủ lợi vẫn là Mỹ, Washington đã sử dụng con bài Triều Tiên để ngày càng can dự sâu hơn vào châu Á-Thái Bình Dương, nhằm giữ vững địa vị thống trị trước sự trỗi dậy của Trung Quốc và chiến lược hướng Đông của Nga.(Baodatviet)
---------------------
Triều Tiên bị nghi bí mật hợp tác chế vũ khí với Syria
Triều Tiên được cho là vẫn bí mật hợp tác với Syria để tiến hành chương trình tên lửa đạn đạo và vũ khí hóa học bất chấp các nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ).
Trong một báo cáo dài 111 trang được công bố hôm 9-9, một nhóm chuyên gia LHQ được giao nhiệm vụ giám sát các lệnh trừng phạt áp đặt lên Bình Nhưỡng cho hay họ đang điều tra “các báo cáo về hợp tác chế tạo vũ khí truyền thống, tên lửa đạn đạo và hóa chất cấm” giữa Triều Tiên và Syria.
Theo Yonhap, các nhà điều tra LHQ cũng đã cố xác định liệu các công ty và cá nhân Triều Tiên bị liệt vào danh sách đen có tiếp tục hoạt động ở Syria hay không.
Báo cáo cho biết KOMID, tập đoàn thương mại khai thác mỏ Triều Tiên từng bị liệt vào danh sách đen của HĐBA từ năm 2009, là nhà buôn bán vũ khí chính và cũng là nhà xuất khẩu chính các hàng hóa và thiết bị liên quan tới tên lửa đạn đạo và các vũ khí truyền thống.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới thăm một đơn vị của quân đội nhân dân Triều Tiên (KPA) giữa tháng 8 năm nay. Ảnh: KCNA
Trong khi đó, bên đối tác là các công ty tiền tuyến của Syria làm vỏ bọc phục vụ cho Trung tâm nghiên cứu khoa học Syria (SSRC). SSRC vẫn đang hợp tác với KOMID trong các thương vụ vận chuyển hàng bị LHQ cấm. SSRC được xem là nơi chịu trách nhiệm chính cho chương trình vũ khí hóa học Syria. Hôm 7-9, các chiến đấu cơ Israel từng không kích trúng một cơ sở thuộc trung tâm này khiến Damascus “nổi đóa”.
Báo cáo của nhóm chuyên gia LHQ khảo sát giai đoạn từ ngày 2-2-2017 tới 5-8-2017. Các chuyên gia cho biết Triều Tiên cũng có các động thái khác vi phạm nghị quyết của HĐBA, gồm xuất khẩu gần như tất cả hàng cấm để thu về ít nhất 270 triệu USD trong thời gian báo cáo.
Triều Tiên cũng thay đổi lộ trình vận chuyển than đá tới các nước khác, trong đó có Malaysia sau khi Trung Quốc ngừng nhập khẩu than đá Triều Tiên hồi tháng 2. Trước đó, một báo cáo của LHQ hồi tháng 8 cho biết hai kiện hàng Triều Tiên gửi tới SSRC đã bị chặn lại trong sáu tháng.(PLO)