Tin tức Biển Đông 2017. Cập nhật liên tục tin tức Biển Đông. Thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thông tin về hoạt động, hành xử của các bên về vấn đề BIển Đông. Mỹ đặt giới hạn cuối cùng - Triều Tiên vẫn coi thường
Báo chí Trung Quốc chiều ngày 18/4 cho hay, tại trụ sở Liên hợp quốc ngày 17/4, Phó Đại diện thường trực của Triều Tiên tại Liên hợp quốc, ông Kim In Ryong tuyên bố: “Nếu Mỹ dám sử dụng hành động quân sự, tiến hành tấn công đánh đòn phủ đầu, Triều Tiên đã làm tốt mọi chuẩn bị. Mỹ muốn đánh thế nào, chúng tôi đều tiếp đón”.
Ông Kim In Ryong khẳng định: “Tình hình nghiêm trọng hiện nay đã tiếp tục chứng minh, Triều Tiên phát triển toàn diện khả năng quân sự là sự kiên định đúng đắn. Như vậy, Triều Tiên vừa có thể tự bảo vệ, vừa có thể sử dụng vũ khí hạt nhân, tiến hành tấn công đánh đòn phủ đầu”.
Cùng ngày, ông Kim Young-ho, Phó Vụ trưởng Vụ châu Âu, Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết, “đánh đòn phủ đầu không phải do Mỹ độc quyền”, Triều Tiên hiện cũng đang cân nhắc tiến hành tấn công quân sự đánh đòn phủ đầu đối với Mỹ.(Viettimes)
-----------------------------
Triều Tiên có sợ Mỹ “giải quyết dứt điểm”?
Để chứng tỏ quyết tâm ưu tiên hành động hơn là lý thuyết, tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng đã đến lúc giải quyết «dứt điểm» vấn đề Triều Tiên. Ông Trump có trong tay bốn loại vũ khí: kinh tế, gián điệp, đàm phán và quân sự. Theo giới phân tích, mỗi biện pháp đều có giới hạn vì tính chất đặc biệt của chế độ Bình Nhưỡng.
GBU-43, quả bom quy ước có sức công phá dữ dội nhất của Mỹ được ném xuống Afghanistan để hủy diệt một hệ thống hang động của IS, có thể xem là một lời cảnh báo đối với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un: Nước Mỹ của Donald Trump sẽ hành động khi phải hành động.
Theo Reuters, cho đến nay, mọi biện pháp trừng phạt kinh tế, thương mại, tài chính của quốc tế không làm Triều Tiên chùn bước. Hết thử nghiệm hạt nhân đến phóng tên lửa tầm trung, tầm xa, Triều Tiên từng bước cải tiến sức mạnh vũ trang chiến lược và buôn lậu để tồn tại. Sau vụ phóng tên lửa bị thất bại hồi tuần trước, Triều Tiên chờ hứng chịu một loạt biện pháp trừng phạt mới. Theo giới chức Mỹ, chiến lược này bao gồm bốn kế hoạch: Bao vây kinh tế, tấn công mạng, áp lực ngoại giao và tấn công quân sự. Tuy nhiên, mỗi giải pháp đều có những giới hạn cản trở.
Về kinh tế, Washington dự kiến sẽ thêm một loạt biện pháp cấm vận mới gần như là phong tỏa nhiên liệu, nhất là dầu lửa, hàng không dân dụng, thương mại và trừng phạt những ngân hàng Trung Quốc làm ăn với Triều Tiên. Nhưng giới chuyên gia ở Washington không tin là Bắc Kinh ngồi yên nhìn Triều Tiên sụp đổ, dẫn đến một làn sóng di dân tràn sang Trung Quốc.
Biện pháp thứ hai là gián điệp mạng và tình báo. Trước khi chính quyền Iran chấp nhận đàm phán với 6 cường quốc một thỏa thuận về hạt nhân để được bỏ cấm vận, Mỹ với sự trợ giúp của Israel, đã thành công trong việc cài virus Stuxnet, phá hủy hàng ngàn máy ly tâm tinh lọc uranium của Teheran. Tuy nhiên, chính quyền Barack Obama bị thất bại khi tìm cách dùng virus Stuxnet tấn công chương trình hạt nhân của Triều Tiên trong suốt hai năm 2009 và 2010.
Thất bại này không gây ngạc nhiên vì một giới chức tình báo cao cấp của Mỹ đã giải thích: Bản chất khép kín của chế độ ở Triều Tiên làm giảm hiệu năng của tình báo Mỹ và hệ thống viễn thông cô lập đã vô hiệu hóa những tấn công mạng từ bên ngoài. Theo báo chí Mỹ thì Washington buộc phải tập trung ngăn chặn tên lửa của Bình Nhưỡng một khi đã rời bệ phóng và ít nhiều đã cải tiến được chiến thuật «làm tắt máy» bằng tấn công mạng.
Về giải pháp ngoại giao, có lẽ đây không phải là lá chủ bài của Donald Trump. Chưa bao giờ ông Trump tuyên bố có ý định mở lại đàm phán 6 bên, bị gián đoạn từ 7 năm nay. Thỏa thuận cho phép thanh tra quốc tế kiểm tra nhà máy hạt nhân Yongbyon đạt được vào năm 2012 đã bị Bình Nhưỡng đình chỉ trong sự bất lực của phương Tây.
Phương án thứ tư là phong tỏa các hải cảng của Triều Tiên và dùng tên lửa hành trình hủy diệt các cơ sở hạt nhân và tên lửa. Sau khi ra lệnh cho một cụm tác chiến gồm hàng không mẫu hạm và nhiều tàu khu trục trang bị tên lửa tiến về bán đảo Triều Tiên, tổng thống Donald Trump cho biết đã huy động thêm một lực lượng tàu ngầm. Các biện pháp phong tỏa hàng hải, cấm vận hàng không, bao vây kinh tế nằm trong một nỗ lực làm lung lay và làm sụp đổ chế độ ở Triều Tiên.
Tuần trước, tướng Choe Ryong Hae hiện là nhân vật số hai của chế độ, đe dọa: «Mọi tấn công của Mỹ sẽ bị đáp trả một cách tàn khốc». Nếu tổng thống Donald Trump dùng loại bom quy ước GBU-43 làm thông điệp thì cũng không chắc gì «thông điệp» này lung lạc được đối thủ ở thế cùng và phản ứng cũng khó lường không khác gì ông chủ mới của Nhà Trắng.
Theo đại sứ hồi hưu Chris Hill, trưởng đoàn đàm phán của Mỹ thời tổng thống George W Bush,ít nhất 20 triệu thường dân Hàn Quốc nằm trong tầm đạn pháo của Triều Tiên. Do vậy, cho dù tổng thống Donald Trump tuyên bố cứng rắn nhưng cố vấn an ninh quốc gia H.R.McMaster vẫn phải nhấn mạnh: Quân sự là phương án sau cùng.
Thăm Hàn Quốc trong bối cảnh căng thẳng leo thang, phó tổng thống Mỹ Mike Pence kêu gọi Triều Tiên «không nên trắc nghiệm»quyết tâm của tổng thống Donald Trump và sức mạnh quân sự của Mỹ. Tất cả mọi giải pháp kể cả quân sự «đã được tính đến»để giải quyết vấn đề Triều Tiên. Theo ông Pence, Washington vẫn ưu tiên tìm một giải pháp thương lượng nhưng từ nay không loại trừ bất cứ biện pháp nào để bảo vệ đồng minh Hàn Quốc.
Phó tổng thống Mike Pence cảnh báo Bình Nhưỡng: Chiến lược dựa trên kiên nhẫn đã kết thúc. Sau buổi tiếp kiến quyền tổng thống Hàn Quốc Hwang Kyo Ahn tại Seoul, ông Pence tuyên bố: Đôi bên đồng ý «nhanh chóng kích hoạt»hệ thống lá chắn chống tên lửa THAAD của Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc.(Viettimes)
--------------------------------------------------
Căng thẳng Mỹ - Triều liệu có thật sự đến mức bùng nổ?
Căng thẳng Mỹ - Triều đang leo thang tới bờ vực chiến tranh nhưng giới chuyên gia cho rằng khả năng diễn ra xung đột vũ lực giữa hai bên là không lớn.
Căng thẳng giữa Washington và Bình Nhưỡng vẫn luôn cao trong suốt nhiều năm qua nhưng tình hình trong khu vực đã trở nên nóng hơn trong những ngày gần đây và một trong các bên có thể có những tính toán sai lầm, theo Washington Post.
Tuy nhiên, có những lý do để thấy rằng căng thẳng sẽ không leo thang thành một cuộc đụng độ thực tế. Ralph Cossa, Chủ tịch Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế Thái Bình Dương ở Honolulu, nói: "Tôi không nghĩ Mỹ sẽ tiến hành chiến tranh với Triều Tiên. Nhưng Mỹ chắc chắn đang cố gắng gửi thông điệp rằng họ đang mất hết kiên nhẫn với Bình Nhưỡng và muốn gửi đi thông điệp phản đối mạnh mẽ".
Có những lý do để Mỹ loại bỏ khả năng tấn công Triều Tiên. Lý do thứ nhất là họ không rõ phải tấn công vào nơi nào. Bãi thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên nằm dưới lòng đất các vật liệu chế tạo hạt nhân nằm rải rác ở các địa điểm khác nhau. Thêm nữa, Bình Nhưỡng sử dụng bệ phóng cơ động và những tên lửa của họ có thể được chở ra khỏi bất kỳ nhà kho hay hầm ngầm nào nhanh chóng.
Thứ hai, bất kỳ vụ tấn công nào vào Triều Tiên có thể sẽ gây nhiều ảnh hưởng tới Seoul, thành phố khoảng 20 triệu người có nguy cơ nằm trong tầm bắn của pháo binh Triều Tiên.
Euan Graham, cựu nhân viên ngoại giao Anh từng làm việc ở Bình Nhưỡng nhận xét rằng "tấn công phủ đầu Triều Tiên là lựa chọn tốt cho Mỹ" nhưng "những sức ép ngoại giao có thể ngăn cản sự leo thang thực sự".
Ông Graham cho rằng việc Mỹ điều tàu sân bay đến khu vực là "biện pháp ngoại giao cưỡng bức".
Ông Cossa đồng ý với ý kiến này. "Hành động đó sẽ khiến Triều Tiên và có lẽ cả Trung Quốc lo lắng một chút".
Van Jackson, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á Thái Bình Dương thuộc Viện Daniel K. Inouye, nói rằng ông "chắc chắn 99%" rằng hạm đội tàu của Mỹ sẽ không tấn công Triều Tiên.
"Tàu USS Carl Vinson là một tài sản mang tính chiến lược. Hãy nhìn vào những gì chúng ta đã làm ở Syria - nhanh chóng, yên lặng và không thừa thãi", Jackson nói. "Nhưng giờ chúng ta lại không thể làm điều đó với Bình Nhưỡng. Những gì đang làm thật quá ầm ĩ, quá chậm chạp".
Ông Jackson lo lắng về khả năng ông Trump có thể cảm thấy quá phấn khích sau quyết định đột ngột tấn công Syria. Vì thế Trump có thể có những dự tính sai lầm nếu Triều Tiên làm điều gì đó bất ngờ mà không phải là thử tên lửa hay hạt nhân - chẳng hạn như việc Triều Tiên bị cáo buộc đâm chìm tàu hộ tống hải quân Hàn Quốc vào năm 2010, làm 46 thuỷ thủ thiệt mạng.
Đối với những hành động của Triều Tiên, ông Graham cảnh báo rằng không nên suy diễn quá nhiều từ động thái lên gân của họ. "Chính sách ngoại giao của họ dựa vào những lời đe dọa. Đó là đòn bẩy duy nhất", ông nhận xét.(Vnexpress)