CNN nói về lần lột xác tiếp theo quân đội Nga; Rộ tin tàu Mỹ có thể tiếp tế ở Đài Loan; Mỹ khuyên Israel dùng vũ lực chế áp Nga-Iran; Hơn 100 chính khách Đức bị khủng bố nhắm đến
Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên trưa 11-09-2017:
- Cập nhật : 11/09/2017
Tổng thống Trump ra lệnh bắn hạ tên lửa Triều Tiên
Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh cho các lực lượng Mỹ bắn hạ tên lửa được phóng từ CHDCND Triều Tiên và bay hướng về bang Hawaii, đảo Guam và lục địa nước này.
Một số nguồn tin gần gũi với đội ngũ an ninh quốc gia của Tổng thống Trump tiết lộ với tạp chí Newsmax rằng mệnh lệnh nói trên được truyền đạt đến Lầu Năm Góc sau khi Bình Nhưỡng đe dọa phóng 4 tên lửa đạo đạn xuống vùng biển cách đảo Guam 30-40 km vào tháng trước. “Mối đe dọa này đã khiến tổng thống nổi giận”, một nguồn tin cho Newsmax hay.
Tổng thống Trump còn được cho là đang xem xét ra lệnh bắn hạ bất kỳ tên lửa Triều Tiên nào bay về phía Nhật Bản hoặc Hàn Quốc, theo một nguồn tin khác tiết lộ với Newsmax. "Đây hành động tự vệ nên không phải bàn cãi”, cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc John Bolton nhấn mạnh.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên đang chuẩn bị cho đợt phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới, có thể vào quốc khánh Triều Tiên (9.9) hoặc xung quanh ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên (10.10). Giới chức Hàn Quốc cho rằng trong đợt phóng sắp tới, ICBM của Triều Tiên có thể bay qua lãnh thổ Nhật trước khi rơi xuống phía bắc Thái Bình Dương.(Thanhnien)
-----------------------------
Tổng thư ký LHQ cảnh báo nguy cơ chiến tranh từ khủng hoảng Triều Tiên
Ông Antonio Guterres cảnh báo nguy cơ chiến tranh khởi nguồn từ những suy nghĩ thiếu thấu đáo về vấn đề Triều Tiên
Trong phỏng vấn đăng trên tờ Le Journal du Dimanche ngày 10.9, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres tỏ ra hết sức quan ngại trước tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên trong thời gian gần đây.
“Xưa nay chúng ta từng chứng kiến những cuộc chiến tranh khởi nguồn từ quyết định thiếu suy nghĩ thấu đáo. Nhưng chúng ta còn biết nhiều mâu thuẫn gây ra bởi căng thẳng leo thang từ cơn mộng du”, ông cảnh báo.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc hy vọng nguy cơ này sẽ khiến các bên suy nghĩ đúng đắn “trước khi quá muộn”.
“Đây là khủng hoảng nghiêm trọng nhất mà chúng ta từng chứng kiến trong nhiều năm qua”, ông bày tỏ quan ngại.
Theo ông, vấn đề then chốt là làm cho CHDCND Triều Tiên dừng chương trình tên lửa và hạt nhân cũng như tuân thủ các nghị quyết của HĐBA Liên Hiệp Quốc.
“Nhưng chúng ta cũng phải duy trì sự thống nhất của HĐBA bằng mọi giá, vì đây là công cụ duy nhất để giải quyết theo phương thức ngoại giao với hy vọng thành công”, ông nói.
Theo Reuters, Mỹ đang hối thúc Liện Hiệp Quốc bỏ phiếu vào ngày 11.9 nhằm gia tăng các lệnh trừng phạt đối với Bình Nhưỡng dù vấp phải sự phản đối của Trung Quốc và Nga.
Dự thảo nghị quyết do Mỹ soạn thảo kêu gọi cấm vận dầu, phong tỏa tài khoản lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, cấm hàng dệt may và ngừng chi trả cho công nhân Triều Tiên làm việc ở nước ngoài.
Các nguồn tin ngoại giao cho hay Nga và Trung Quốc phản đối các lệnh trừng phạt này, ngoại trừ cấm vận hàng dệt may.(Thanhnien)
-------------------------
Nga từ chối ngưng cung cấp dầu cho Triều Tiên
Nga sẽ không ngừng đưa các sản phẩm dầu sang Triều Tiên, vì đối thoại là giải pháp duy nhất cho những xung đột, chứ không phải chỉ dựa trên các lệnh trừng phạt, theo phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov.
Mỹ và Hàn Quốc tuần qua đã đề xuất lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về việc cắt tất cả các nguồn cung cấp dầu thô cho Triều Tiên như một biện pháp chế tài mới nhằm ngăn chặn Bình Nhưỡng tiếp tục thử vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, theo Russia Today, Moscow mới đây đã quyết định từ chối.
“Bình Nhưỡng cần phải được tham gia đối thoại. Phải có những điều kiện để Bình Nhưỡng cảm thấy an toàn và điều đó sẽ cho phép chúng tôi tìm kiếm giải pháp”, ông Peskov nói với các phóng viên trong một cuộc họp.
Ông Peskov cũng nhấn mạnh rằng mức cung cấp dầu hiện tại của Nga cho Triều Tiên là rất nhỏ, do đó việc cấm xuất khẩu dầu là vô nghĩa. “Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lặp đi lặp lại, bao gồm cả trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh, rằng khối lượng thương mại, hợp tác kinh tế và cung cấp các sản phẩm dầu cho Triều Tiên ở mức không đáng kể. Do đó, dường như không hợp lý để tiếp tục đề cập đến biện pháp chế tài này", ông Peskov xác nhận.
Triều Tiên đã mua phần lớn dầu từ Trung Quốc và cố gắng đẩy mạnh nhập khẩu từ Nga để xây dựng thêm nguồn cung thay thế. Đề xuất chặn các nguồn cung cấp dầu mỏ cho Triều Tiên là phản ứng mới nhất từ phía Mỹ và đồng minh ngay sau khi chính phủ của ông Kim Jong-un tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch hôm 3.9.(Thanhnien)