Cạnh tranh với Trung Quốc trong việc tăng cường vị thế tại ASEAN, Nhật Bản sẽ đưa ba tàu chiến của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) tới Cambodia từ ngày 13 đến 16-2-2017.
Tổng hợp tin tức BIển Đông và thế giới ngày 8-2-2017
- Cập nhật : 08/02/2017
Lầu Năm Góc nâng cấp mạnh oanh tạc cơ tàng hình B-2
Trước hoạt động nâng cấp rốt ráo hệ thống phòng không của các đối thủ, Không lực Mỹ đang nỗ lực hiện đại hóa kho vũ khí kỹ thuật số của dòng oanh tạc cơ tàng hình B-2 với các cảm biến tối tân.
---------------------------------------------------------------------------------
Ngoại trưởng Vương Nghị: Trung Quốc và Mỹ không thể xung đột
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 7.2 cho rằng Mỹ và Trung Quốc đều sẽ thua cuộc nếu xung đột với nhau.Ngoại trưởng Vương Nghị cho rằng cả Trung Quốc và Mỹ đều sẽ mất mát nếu xung đột với nhau /// Reuters
Trong cuộc họp báo sau khi gặp Ngoại trưởng Úc Julia Bishop tại thủ đô Canberra ngày 7.2, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng nước này luôn kiên định với hoà bình, theo Reuters. "Không thể xảy ra xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ. Cả 2 bên sẽ mất mát và đều không thể chịu được điều đó", ông Vương Nghị nói.
Trung Quốc đưa tàu gắn tên lửa siêu thanh trở lại hạm đội Nam Hải
Tàu khu trục duy nhất thuộc lớp Type-051B của Trung Quốc vừa hoàn tất quá trình đại tu và nâng cấp vũ khí, giúp nâng cao khả năng tác chiến.Trung Quốc vừa cho tàu khu trục Thâm Quyến số hiệu 167 thuộc lớp Type-051B trở lại hạm đội Nam Hải có địa bàn hoạt động ở Biển Đông, sau khi hoàn thành quá trình đại tu và thử nghiệm trên biển bắt đầu từ giữa năm ngoái, Sina ngày 8/2 đưa tin.
Nâng cấp đáng kể nhất là việc thay thế tên lửa phòng không HQ-7 bằng tổ hợp HQ-16, giúp Type-051B mang gấp 4 lần số tên lửa phòng không (từ 8 lên 32 đạn), trong khi tầm bắn được tăng từ 15 km lên 50-60 km.
Hệ thống HQ-16 sử dụng cơ cấu phóng thẳng đứng (VLS), giúp đơn giản hóa việc bảo dưỡng, giảm độ bộc lộ radar và tăng tốc độ phóng đạn. Tên lửa HQ-16 đạt tốc độ siêu thanh, xấp xỉ Mach 3 (960 m/s), độ cao bắn hạ mục tiêu lên đến 18 km, có thể sánh ngang với các hệ thống tên lửa Shtil-2 hiện đại của Nga.
4 ụ pháo tốc độ cao cỡ nòng 37 mm đã được gỡ bỏ, thay thế bằng hai tổ hợp pháo phòng không cực gần Type-1130 với tốc độ bắn 10.000 phát/phút. Hệ thống này giúp tàu khu trục Thâm Quyến đối phó tốt hơn với các loại tên lửa chống hạm siêu âm có khả năng bay sát mặt biển.Radar trinh sát của tàu được chuyển lên tháp phía trước, loại bỏ điểm chết cố hữu trong thiết kế của Type-051B. Phần sườn và boong tàu đều được che kín, chỉ có một số cửa dành cho ống phóng ngư lôi và hệ thống định vị thủy âm kéo sau tàu. Giới quân sự Trung Quốc không tiết lộ thông tin về hệ thống chỉ huy hạm đội được tích hợp trong thiết kế ban đầu của tàu Thâm Quyến.
Type-051B là tàu mặt nước cỡ lớn hiện đại đầu tiên do Trung Quốc tự chế tạo. Quá trình đóng tàu diễn ra tại nhà máy Đại Liên vào năm 1996, tàu được biên chế trong hải quân Trung Quốc vào năm 1999. Tại thời điểm đó, Thâm Quyến là tàu chiến lớn nhất do nước này từng đóng.
Mục đích chính của dự án Type-051B là tích lũy kinh nghiệm trong việc thiết kế và chế tạo các loại tàu chiến hiện đại, cũng như hoàn thiện kỹ năng được thu thập từ dự án Type-052 trước đó. Tàu dài 153 m, rộng 16,5 và có lượng giãn nước đầy tải 6.600 tấn. (Vnexpress.net)
---------------------------------------------------------------------------------
Ngân hàng Trung Quốc hoạt động phi pháp ở Hoàng Sa
Chi nhánh của Ngân hàng Trung Quốc (BOC) được mở hôm 5/2 tại "thành phố Tam Sa", đơn vị hành chính do Bắc Kinh lập ra để củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý bao phủ gần trọn Biển Đông, trong đó có Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Trước đó một năm, BOC đã thiết lập chi nhánh ở "Tam Sa", là cơ cấu tiền tệ đầu tiên ở đây, theo Chinanews. Trụ sở chi nhánh đặt tại đảo Phú Lâm, đảo có diện tích tự nhiên lớn nhất ở Hoàng Sa của Việt Nam.
BOC thậm chí còn ngang nhiên phát hành thẻ thanh toán (Debit Card) Tam Sa Trường Thành, quyên góp 1,25 triệu NDT (181.625 USD) cho cái gọi là Tam Sa.
Ngoài BOC, Ngân hàng Công thương Trung Quốc cũng thành lập chi nhánh ở "Tam Sa", trong khi Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc cũng đang thúc đẩy chiến lược hợp tác với đơn vị hành chính này. Chính quyền của cái gọi là thành phố Tam Sa cũng tuyên bố sẽ đẩy mạnh việc thành lập Ngân hàng Tam Sa.
Trung Quốc thành lập "thành phố Tam Sa" trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ tháng 7/2012 nhằm thâu tóm các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Việt Nam luôn khẳng định việc chiếm đóng bằng vũ lực của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa là vô giá trị và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này. (Vnexpress.net)
---------------------------------------------------------------------------------