Hôm nay (17/10), Thủ tướng Australia, Julia Gillard có cuộc gặp Thủ tướng Ấn Độ ông Manmohan Singh để đàm phán về việc mua bán urani nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng của Ấn Độ trong chương trình năng lượng nguyên tử.
Ấn Độ sẽ thành lập Bộ Tư lệnh Hàng không vũ trụ theo dõi Trung Quốc
- Cập nhật : 12/10/2016
Đây là lần đầu tiên một nước trên thế giới thành lập riêng Bộ Tư lệnh Hàng không vũ trụ để giám sát biên giới trên bộ với các nước láng giềng…
Ấn Độ phóng vệ tinh |
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc vừa đăng bài viết cho rằng, việc xây dựng một Bộ Tư lệnh Hàng không vũ trụ chuyên dùng để giám sát khu vực biên giới nghe qua thấy thật khó tin, nhưng điều này sắp được thực hiện ở Ấn Độ.
Trang mạng “Tin tức Quốc phòng Mỹ” ngày 22/10 dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, Ấn Độ đang có kế hoạch xây dựng một Bộ Tư lệnh Hàng không vũ trụ biên giới – đây là một trong rất nhiều biện pháp để quản lý tuyến đường biên giới kéo dài giữa nước này với Trung Quốc, Pakistan, Nepal, Bangladesh, Myanmar.
Có chuyên gia phân tích cho rằng, mặc dù các nước rất coi trọng an ninh biên giới, nhưng việc thành lập riêng Bộ Tư lệnh Hàng không vũ trụ vì an ninh biên giới, thì ngay cả những nước dốc sức phát triển vệ tinh giám sát, theo dõi cũng chưa có. Điều này ít ra phần nào cho thấy, Ấn Độ rốt cuộc thiếu nhiều lòng tin đối với các nước láng giềng, đặc biệt là TQ.
Bộ Nội vụ Ấn Độ muốn sử dụng vệ tinh giám sát biên giới
Tờ “Tin tức Quốc phòng” cho biết, trước đây, Ấn Độ chủ yếu sử dụng bộ cảm biến mặt đất không cần giám sát và hàng rào dọc tuyến biên giới để theo dõi và cảnh giới, đề phòng.
Nhưng hàng rào hoàn toàn không chắc chắn, còn bộ cảm biến hoàn toàn không có hiệu quả trong một số trường hợp. Vì vậy, Bộ Nội vụ Ấn Độ sẽ sử dụng vệ tinh giám sát biên giới. Tháng này, Bộ Nội vụ Ấn Độ đã hoàn thành kế hoạch này, sẽ chi 2 tỷ USD trong 5 năm tới để xây dựng Bộ Tư lệnh.
Vệ tinh gián điệp Ấn Độ (mô phỏng) |
Bài báo cho rằng, kế hoạch này bao gồm mua vệ tinh chuyên dụng, sử dụng bộ cảm biến tiên tiến, xây dựng hàng rào và hệ thống thiết bị điện tử mặt đất của Bộ Tư lệnh, ngoài ra còn xây dựng hơn 500 trạm gác ở dọc biên giới Ấn Độ-Pakistan và Ấn Độ-Bangladesh.
Chính phủ Ấn Độ sẽ còn mua trang bị theo dõi điện tử, như thiết bị nhìn đêm, thiết bị ảnh nhiệt, radar giám sát chiến trường, máy định vị điều hướng/dẫn đường, bộ cảm biến mặt đất không cần giám sát và kính viễn vọng phóng đại. Bộ Nội vụ có kế hoạch tìm kiếm giải pháp tiên tiến từ các công ty nước ngoài.
Bài báo dẫn lời chuẩn tướng Lục quân Ấn Độ đã nghỉ hưu, nhà phân tích quốc phòng Rahul Bangsley cho rằng:
“Vệ tinh đóng vai trò quan trọng đối với quản lý khu vực biên giới, việc giám sát liên tục rất quan trọng đối với quản lý biên giới. Vệ tinh có thể đảm đương các công việc đó và có thể tiến hành đo vẽ bản đồ, thông tin cho thiết bị phát và trạm gác ở biên giới”.
Bài báo cho rằng, Sở dĩ Bộ Nội vụ Ấn Độ tăng cường xây dựng biên giới là do, sau một cơn mưa lớn vào ngày 28/7, tại biên giới Ấn Độ-Pakistan, nhà cầm quyền Ấn Độ đã phát hiện ra có một con đường hầm thông từ Pakistan sang Ấn Độ dài khoảng 400 m.
Quân đội Ấn Độ tuần tra ở biên giới |
Quân đội Ấn Độ xây dựng mạng giám sát biên giới ở mọi hướng
Trên thực tế, ngoài Bộ Nội vụ, Quân đội Ấn Độ sớm đã bắt đầu xây dựng mạng lưới giám sát biên giới hợp nhất bầu trời-vũ trụ-mặt đất. Tờ “Thời báo Ấn Độ” năm 2009 từng cho biết, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã phê chuẩn mua 250 máy bay trinh sát/do thám không người lái tiên tiến, dùng để triển khai ở các khu vực như biên giới Ấn Độ-Trung Quốc.
Đồng thời, Ấn Độ còn dự định triển khai rất nhiều máy bay trinh sát không người lái kiểu mini. Những máy bay trinh sát này sẽ dùng để do thám ở tầng trời thấp, đặc biệt là tiến hành do thám chính xác đối với việc triển khai ở biên giới của các nước láng giềng.
Mạng Tin tức Calcutta, Ấn Độ cũng từng cho biết, Ấn Độ dự định phát triển vệ tinh thu thập tin tức tình báo thông tin chuyên dụng dựa trên mạng lưới, để vượt qua hoạt động nghe lén điện thoại vô tuyến điện và hoạt động gián điệp của đối phương ở biên giới.
Ấn Độ còn có kế hoạch triển khai bộ cảm biến thu thập tin tức tình báo trên bộ ở khu vực biên giới, dùng để theo dõi, giám sát tín hiệu điện tử của khu vực biên giới và khu vực hoang mạc Ấn Độ. Bộ cảm biến tác chiến điện tử sẽ lắp ở hướng Pakistan, Nepal và Trung Quốc để theo dõi việc điều động lực lượng và xe cộ ở khu vực biên giới.
Điểm gác của Ấn Độ ở biên giới |
Mức độ phòng thủ biên giới hiếm có trên thế giới
Tờ “Tin tức Quốc phòng” dẫn lời Quân đội Ấn Độ cho biết, Bộ Nội vụ tăng cường giám sát biên giới không chỉ rất quan trọng đối với việc bảo vệ an ninh quốc gia của Ấn Độ, mà còn rất quan trọng đối với việc giảm nhẹ gánh nặng cho Quân đội Ấn Độ. Ấn Độ luôn tiến hành một cuộc chiến cường độ thấp kéo dài với các phần tử khủng bố và nổi dậy.
Trong khi đó, Lục quân phải tập trung lực lượng chính trên phương diện tiến hành một cuộc chiến tranh đồng thời với Trung Quốc và Pakistan, chứ không phải rơi vào xung đột quy mô nhỏ ở biên giới.
Tuy nhiên, có nhà phân tích cho rằng, có rất ít quốc gia phải đối mặt với sức ép an ninh ở khu vực biên giới, mức độ phòng thủ biên giới của Ấn Độ là hiếm có trên thế giới. Hiện nay, đại đa số các nước thông qua xây dựng thiết bị theo dõi ở biên giới, và thông qua tuần tra không định kỳ trên bộ, trên không để tiến hành giám sát.
Một số quốc gia có tình hình biên giới căng thẳng sẽ xây dựng tường vây hoặc hàng rào ở biên giới. Chẳng hạn, Israel thiết lập tường rào ở dọc bờ tây sông Jordan và dải Gaza, Ấn Độ cũng khởi động kế hoạch tường vây biên giới vào năm 1986, hiện có 40% biên giới đã xây dựng tường vây.
Máy bay trực thăng hạng nhẹ tiên tiến Dhruv do Ấn Độ tự nghiên cứu sản xuất, đã trang bị hàng loạt cho Quân đội Ấn Độ |
Tuy nhiên, đến nay, còn chưa có bất cứ nước nào như Ấn Độ, dự định thành lập riêng Bộ Tư lệnh Hàng không vũ trụ, xây dựng mạng lưới vệ tinh, dùng cho giám sát khu vực biên giới. Điều này phần nào phản ánh người Ấn Độ có một tâm trạng không tin cậy đối nước láng giềng TQ.