Hiện nay, phần lớn các mẫu tăng chủ lực hiện đại sử dụng pháo nòng trơn 120 và 125 mm. Ngoại lệ chỉ có các xe tăng Challenger I và II của Anh, Arjun của Ấn Độ.
Không quân hạm vượt trội so với Liêu Ninh và INS Vikramaditya
- Cập nhật : 12/10/2016
Không tính đến 11 tàu sân bay hiện có và siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford sắp ra đời, chỉ riêng lực lượng không quân hạm của các tàu đổ bộ tấn công Mỹ đã có sức mạnh vượt trội so với Liêu Ninh và INS Vikramaditya.
Nguyên mẫu của INS Vikramaditya là tuần dương hạm hạng nặng Gorshkov chính là “họ hàng” với “America”, có tải trọng bằng nhau, chuyên chở máy bay chiến đấu phản lực cất cánh thẳng đứng và máy bay trực thăng, hệ thống phòng thủ của nó rất mạnh với các loại tên lửa đối hạm, chống ngầm và phòng không rất tối tân.
Thế nhưng hiện tại, Ấn Độ đã cải tạo Gorshkov thành một hàng không mẫu hạm đúng nghĩa của nó, loại bỏ toàn bộ tên lửa và máy bay phản lực cất cánh thẳng đứng, thay vào đó là 16 chiếc Mig-29K và 12 máy bay trực thăng.
Còn nguyên mẫu của Liêu Ninh là tàu sân bay Varyag, thuộc lớp Kuznetsov, có lượng giãn nước hơn “America” tới 2 vạn tấn nhưng bình thường chỉ mang theo 12 chiếc máy bay Su-33 (biến thể tiêm kích hạm của Su-27), 14 chiếc trực thăng trinh sát chống ngầm Ka-27, 2 chiếc trực thăng tác chiến điện tử và 2 chiếc trực thăng tìm kiếm, cứu hộ. Khi cần thiết, nó cũng có thể mang theo tối đa 36 chiếc Su-33 và 16 máy bay trực thăng các loại.
“America” tuy bình thường chỉ mang 10 chiếc F-35B nhưng đó là do loại máy bay này quá hiện đại, Mỹ chưa sản xuất được nhiều nên không thể trang bị tối đa cho “America” được.
Tàu sân bay Kuznetsov hiện trong biên chế của lực lượng hải quân Nga |
Ưu điểm cất cánh trên đường băng ngắn khoảng 50m và hạ cánh thẳng đứng và kho chứa máy bay dưới khoang ngầm, có bệ nâng, hạ tự động giúp nó tiết giảm được rất nhiều diện tích mặt boong, tăng số lượng chuyên chở. Trên thực tế, LHA-6 có thể mang tới 25 chiếc F-35B mà chỉ giảm đi gần một nửa số máy bay khác (còn 16 chiếc).
Hơn nữa, do tính chất nhiệm vụ là đổ bộ tấn công nên bình thường nó vẫn thiên về bố trí nhiều máy bay vận tải (12 máy bay vận tải cánh quạt hạng nặng V-22 “Osprey”, 4 chiếc trực thăng vận tải CH-53E “Super Stallion”).
Chỉ tính riêng 12 chiếc “Osprey” đã có tải trọng rất lớn và chiếm diện tích mặt boong của hàng chục chiếc F-35B. Mỗi chiếc có chiều dài 17,5m, chiều rộng (tính hết đường kính cánh quạt) là 11,6m, trọng lượng không tải 15 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 27,4 tấn.
Khi cần tăng cường khả năng tấn công thì nó vẫn có thể rút bớt máy bay vận tải và máy bay trực thăng để tăng thêm số lượng F-35B, hình thành khả năng tiến công cực mạnh.
Tàu sân bay INS Vikramaditya của hải quân Ấn Độ |
Như vậy, về số lượng máy bay LHA-6 đã vượt qua INS Vikramaditya và tiệm cận với Liêu Ninh.
Tính năng máy bay trên hạm của Liêu Ninh và INS Vikramaditya hoàn toàn thua kém
Về chất lượng máy bay, Mig-29K mà Ấn Độ trang bị trên INS Vikramaditya và J-15 (phiên bản nhái của Su-33, mà Su-33 lại là phiên bản cải tiến cho hải quân của Su-27) trang bị trên “Liêu Ninh” đều thuộc thế hệ thứ 3+, miễn cưỡng có thể coi là thế hệ thứ 4, thậm chí J-15 còn chưa biết đến bao giờ mới cất, hạ cánh được trên tàu sân bay.
Hiện nay, cả lực lượng không quân Trung Quốc và Ấn Độ chứ đừng nói là không quân hạm, đều không có loại máy bay nào xứng đáng là đối thủ của F-35B.
Hình ảnh tuyệt đẹp của máy bay vận tải cánh quạt V-22 “Osprey” |
Cả J-15 và Mig-21K đều là những biến thể tiêm kích bom, có khả năng tấn công mặt đất nhưng thiên về đánh chặn, nhỉnh hơn F-35B về tác chiến phạm vi hẹp, có tính chất quần thảo, phù hợp tác chiến bảo vệ tàu sân bay.
Thế nhưng, tác chiến trên không hiện đại, các máy bay đều trang bị tên lửa hành trình tầm xa, ít sử dụng phương thức cận chiến nên ưu điểm này của Mig-29K và J-15 đều không có đất dụng võ.
Khả năng tự động nâng lên, xuống hầm chứa và cất, hạ cánh thẳng đứng giúp F-35B có tính năng cơ động, linh hoạt cao hơn rất nhiều, thời gian lên boong và xuất kích của 1 máy bay chỉ bằng một nửa thời gian cất cánh của máy bay trên đường băng thông thường.
Còn khi hạ cánh, nó có thể hạ cùng một lúc vài chiếc, trong khi đó Mig-29K và J-15 lại phải mất thời gian hạ cánh lần lượt và giải phóng đường băng, mà trong tác chiến hiện đại, hơn kém nhau chỉ vài giây là đã có ưu thế cực lớn.
Hơn nữa, chiến thuật tác chiến của biên đội tàu sân bay hiện đại đòi hỏi các máy bay phải có tầm bay xa, lượng bom đạn lớn, khả năng tàng hình cao để xuyên phá qua lưới lửa phòng không ven bờ, đánh phá các mục tiêu trong đất liền, điều này lại là nhược điểm của J-15 và Mi-29K.
Xét về tổng thể, 2 loại máy bay này chỉ so sánh được với loại AV-8B Harie của Anh và Mỹ. Đến khi nào Trung Quốc hoàn thiện J-20, J-21 (hoặc có thể là J-31), Ấn Độ được trang bị FGFA (phiên bản hợp tác chế tạo dựa trên nguyên mẫu T-50 của Nga) thì mới xứng là đối trọng của loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ.
Theo ANTĐ, GDVN