Những năm gần đây, Bộ Quốc phòng Mỹ đã có kế hoạch trang bị hiện đại cho Không quân, nhất là nâng cao khả năng tấn công của các máy bay chiến lược và chiến thuật.
Mỹ tăng số lượng tàu ngầm đến biển Đông và biển Hoa Đông
- Cập nhật : 12/10/2016
Một quan chức cao cấp của hải quân Mỹ tiết lộ, do Mỹ chuyển hướng chiến lược sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương nên hải quân Mỹ đã xây dựng kế hoạch cắt giảm số lượng tàu ngầm tại căn cứ hải quân ở Groton - bang Connecticut.
Thượng tướng, đô đốc hải quân Mỹ Greenert tiết lộ, dự kiến đến năm 2020, căn cứ tàu ngầm này có 2 chi đội tàu ngầm, mỗi chi đội sẽ chỉ còn 6 tàu ngầm hạt nhân tấn công, chỉ bằng hơn 1/3 so với 16 chiếc hiện nay. Đô đốc Greenert cho rằng, điều này sẽ không gây ra sự thiếu hụt tàu ngầm và nhân viên một cách trầm trọng, hải quân Mỹ sẽ không bù đắp sự thiếu hụt do số lượng tàu ngầm bị điều động khỏi căn cứ Connecticut mà họ sẽ chú trọng bổ sung số lượng tàu ngầm điều chuyển đi làm nhiệm vụ từ các căn cứ ở miền Tây. Ông còn cho biết, hải quân Mỹ hy vọng sẽ xây dựng hoặc tái thiết lập quan hệ đồng minh với phần lớn các quốc gia châu Á.
của Mỹ xuất hiện gần bãi cạn Scarborough trên biển Đông
Greenert nói, mặc dù chú trọng tăng cường khả năng tác chiến ở châu Á –Thái Bình Dương nhưng hải quân Mỹ vẫn phải duy trì 3 căn cứ tàu ngầm ở dải bờ biển phía đông nước Mỹ. Căn cứ tàu ngầm hải quân Norfolk ở Virginia không có khả năng tiếp nhận tàu ngầm của căn cứ Groton, mà chuyển chúng từ Groton đến học viện tàu ngầm cũng rất bất tiện và tốn kém, còn căn cứ tàu ngầm ở bang Georgia cũng đã có một số lượng lớn tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo. Ông Greenert không hề đề cập đến vấn đề các tàu này sẽ đi đâu, trực thuộc căn cứ nào, hạm đội nào và làm nhiệm vụ gì.
Thực ra, điều này có thể hiểu được khi xem xét các động thái quân sự trong chiến lược chuyển trọng tâm hướng về khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Ngày 30/09, hải quân Mỹ đã cử 2 tàu sân bay đến khu vực biển Đông và biển Hoa Đông. Biên đội tàu sân bay USS George Washington triển khai hoạt động trên biển Hoa Đông gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Trong khi đó, đội hình tấn công của tàu USS John C. Stennis hoạt động xa hơn, trong khu vực biển Đông. Ngoài ra, hải quân Mỹ còn liên tục tăng cường các tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo đến khu vực này để tăng cường “tái hiện diện”. Liên tiếp trong 4 tháng qua, tàu ngầm hạt nhân USS North Carolina, tàu ngầm hạt nhân USS Louisville, tàu ngầm hạt nhân USS Hawaii liên tiếp di chuyển đến khu vực biển Đông.
USS Hawaii (SSN-776) cập cảng vịnh Subic ngày 10/09
Các tàu ngầm hạt nhân trên đều đến từ Hạm đội Thái Bình Dương, vì vậy, Mỹ rút bớt số lượng tàu ngầm ở các căn cứ hải quân phía đông để tăng cường cho các căn cứ tàu ngầm phía tây Mỹ đang triển khai hoạt động ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng là điều hợp lý. Hơn nữa, hải quân Mỹ muốn có một lực lượng dự bị chiến lược, sẵn sàng triển khai nhanh đến các điểm nóng trên thế giới nên họ rút bớt tàu ngầm hạt nhân khỏi căn cứ Groton là để xây dựng một lực lượng răn đe chiến lược cơ động.