Một quan chức cao cấp của hải quân Mỹ tiết lộ, do Mỹ chuyển hướng chiến lược sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương nên hải quân Mỹ đã xây dựng kế hoạch cắt giảm số lượng tàu ngầm tại căn cứ hải quân ở Groton - bang Connecticut.
Nhóm Alpha tinh nhuệ chống khủng bố của Mỹ
- Cập nhật : 12/10/2016
Nhóm Alpha hay còn có tên khác là Spetsgruppa A là đơn vị chống khủng bố tinh nhuệ thuộc lực lượng đặc nhiệm Spetsnaz của Cơ quan an ninh Liên bang Nga FBS (trước đây là KGB).
Alpha ra đời vào ngày 28/7/1974, theo yêu cầu của Yuri Andropov, người sau này là giám đốc của KGB và gắn liền với các hoạt động đặc biệt của Cơ quan an ninh Liên Xô. Nhiệm vụ ban đầu của nhóm là thực hiện các hoạt động chống khủng bố tương tự như thảm họa Munich năm 1972 có khả năng xảy ra trên đất Nga. Tuy nhiên, với khả năng của mình Alpha đã phải đảm đương thêm nhiều nhiệm vụ khác theo yêu cầu của KGB.
Nhóm đã nhiều lần được giao nhiệm vụ giải phóng cho các máy bay của Liên Xô bị không tặc khống chế, ví dụ như chuyến bay số 6833 của Aeroflot Flight. Bên cạnh đó, Alpha cũng là đơn vị thực hiện những nhiệm vụ phản gián nhạy cảm, trong số đó có thể kể đến vụ bắt giữ điệp viên Adolf Tolkachev của CIA tại Liên Xô.
Một trong những vụ tập kích đình đám nhất của Alpha trong thời kì Liên Xô là tấn công cung điện và tiêu diệt thành công Tổng thống Afghanistan Hafizullah Amin vào ngày 27/12/1979, hoạt động mở đầu cho cuộc chiến giữa Liên Xô và Afghanistan. Theo một số nguồn tin của Nga, trong đó có những cuốn hồi kí của cựu binh nhóm Alpha và một vài đơn vị đặc nhiệm khác, cuộc tập kích được đặt tên là "Storm-333".
Các binh sĩ Nhóm Alpha của KSB chuẩn bị lên đường làm nhiệm vụ
Đây là cuộc đột kích trong một cơn bão, nơi đã xảy ra cuộc đọ súng khốc liệt với những pha chiến đấu giáp lá cà, kết quả là cái chết của Tổng thống Hafizullah Amin và hơn 200 cận vệ ưu tú của ông. Trong trận đánh này, Alpha (khi đó còn gọi là Thunder) chỉ mất 2 thành viên trong khi các lực lượng đặc nhiệm khác của Liên Xô bị mất đến 19 binh sĩ.
Tháng 10/1985, Alpha được cử đến Beirut, Leban, nơi 4 nhà ngoại giao Liên Xô bị một nhóm chiến binh Sunni bắt cóc. Khi đơn vị đặc nhiệm đến nơi, 1 con tin đã bị sát hại. KGB đã nhanh chóng xác định được thân nhân của những kẻ khủng bố và bắt họ làm con tin để Alpha đàm phán. Tuy nhiên, những kẻ khủng bố ngoan cố đã không chấp nhận thương lượng.
Các binh sĩ Alpha đã cắt một bộ phận của người thân bọn khủng bố gửi cho chúng và cho biết nếu các nhà ngoại giao không được phóng thích tất cả thân nhân của chúng sẽ bị giết. Chiến thuật này đã thành công và trong 20 năm tiếp theo, không một nhóm phiến quân nào dám bắt cóc con tin Nga cho đến vụ bắt cóc 1 nhà ngoại giao tại Iraq năm 2006.
Trước đây, các lực lượng đặc nhiệm của Nga thường hoạt động bí mật và ít khi xuất hiện trước công chúng, giờ đây những thông tin về họ đã xuất hiện nhiều hơn và Alpha vẫn là đơn vị ưu tú nhất trong các lực lượng chống khủng bố của Nga. Khi Nhóm Alpha ra đời, các nhà lãnh đạo đã nghiên cứu rất kĩ phương thức hoạt động của các đơn vị tương tự trên thế giới như Đội chống khủng bố của Mỹ, Đặc nhiệm SG-9 của Anh hay Mossad của Israel.
Từ lúc ra đời, Alpha vẫn nổi tiếng với khả năng hoàn thành nhanh gọn các nhiệm vụ chống khủng bố và một số nhiệm vụ mật khác theo lệnh của cấp trên một cách chuyên nghiệp mà không để lại dấu vết cũng như tổn thất về quân số. Tuy nhiên, điều này đã bị phá vỡ vào năm 1990, tại một đài truyền hình ở Vilnius, Lithuania một binh sĩ Alpha đã bị giết trong một hoàn cảnh bí ẩn.
Vào thời điểm đó, đã có những tin đồn lan rộng trong nội bộ lực lượng đặc nhiệm Spetsnaz rằng anh ta đã từ chối lệnh tấn công và bị bắn theo lệnh của chỉ huy đơn vị. Sau đó xác của anh đã bị ném vào đài truyền hình bởi chính những đồng đội của mình trong nhóm Alpha.
Đội hình của một đội trong Nhóm Alpha
Bên cạnh Nhóm Alpha, lực lượng đặc nhiệm Spetsnaz của KGB còn có một đơn vị đặc nhiệm khác là Vympel. Ra đời năm 1979, Vympel được KGB giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động quân sự và chống phá trong lãnh thổ của đối phương. Các thành viên của Vympel phải biết ít nhất 3 ngoại ngữ và nắm bản đồ của thủ đô hơn 30 quốc gia như trong lòng bàn tay. |
Thật khó để có thể xác nhận tính chính xác của tin đồn này, tuy nhiên, khi đó cả Tổng thống Gorbachev, Giám đốc KGB Chairman Kryuchkov và một số quan chức Liên Xô đã không bình luận gì về vụ việc này của Alpha. Chính vì thế, dư luận đã chuyển hướng câu chuyện rằng Alpha đã tự mình thực hiện cuộc tấn công ở đài truyền hình Vilnius, không theo bất kì chỉ đạo nào từ cấp trên và binh sĩ kia thiệt mạng là mất mát trong quá trình chiến đấu.
Theo báo chí Nga, Alpha có khoảng 200 binh sĩ trong biên chế. Đây là những người được KGB tuyển chọn kỹ lưỡng trước khi đưa vào các chương trình luyện tập vô cùng gian khổ. Ở đó, các binh sĩ được rèn luyện các bài tập vật lí, tâm lí và đặc biệt họ có khả năng sử dụng mọi loại vũ khí cũng như phương tiện giao thông trên bộ.
Ngoài ra, có một nhóm nhỏ hơn với những kĩ năng đặc biệt được huấn luyện nâng cao bao gồm lính bắn tỉa, người nhái, leo núi, tâm lý học. Sau này, một nhóm các binh sĩ Alpha cũng đã được đào tạo khả năng đàm phán với khủng bố trong các vụ bắt cóc con tin.
Việc tuyển chọn cũng không có bất cứ quy định nào cụ thể, điểm chung duy nhất giữa họ là đều xuất phát từ những quân nhân, cấp bậc không quan trọng, có thể thiếu úy sẽ được gọi vào các khóa huấn luyện cùng với đại tá. Ngoài lực lượng trong nước, các khu vực Kazakhstan, Ukraina và Belarus cũng có các cựu binh Alpha, nơi mà họ làm việc trong thời kì Liên Xô chưa tan rã. Hiện nay, các lực lượng đặc nhiệm Nga vẫn đang duy trì được mối quan hệ rất tốt với các cựu binh này để hỗ trợ trong các hoạt động ngoại quốc.
Hoàng Lê // Theo NNVN