Ngày 24/7, các bộ trưởng ngoại giao - quốc phòng Mỹ và Australia đã tái khẳng định cam kết đối với chiến dịch tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Naval Analyses thống kê chi tiết tàu ngầm châu Á
- Cập nhật : 24/07/2018
Trang mạng Naval Analyses vừa đưa ra bản báo cáo về lực lượng tàu ngầm của các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương.
Thống kê của Naval Analyses không nhắc đến Nga vì mặc dù phần lớn diện tích lãnh thổ của họ thuộc châu Á tuy nhiên Moskva lại được tính như một quốc gia châu Âu. Bên cạnh đó những nước Trung Đông không có ảnh hưởng nhiều đến tình hình khu vực Thái Bình Dương cũng không được nhắc tới.
Khu vực Đông Á sở hữu lực lượng tàu ngầm hùng hậu nhất, không chỉ trên phạm vi khu vực mà có lẽ phải ở cấp độ thế giới khi quy tụ những cường quốc như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Triều Tiên.
Dẫn đầu khu vực này dĩ nhiên là Hải quân Trung Quốc, họ có trong tay 6 tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo, 14 tàu ngầm tấn công hạt nhân, 57 tàu ngầm tấn công thông thường.
Tiếp theo là Hải quân Nhật Bản với 20 tàu ngầm tấn công thông thường, Hàn Quốc đứng ở vị trí tiếp theo với 17 tàu ngầm tấn công diesel.
Triều Tiên mặc dù có hạm đội đông đảo nhưng những chiếc mini không được thống kê mà trong báo cáo của Naval Analyses chỉ bao gồm 2 tàu ngầm tên lửa đạn đạo và 15 tàu ngầm tấn công.
Cuối cùng là Hải quân Đài Loan, họ chỉ có 4 tàu ngầm diesel-điện đã rất lạc hậu.
Khu vực Đông Nam á không có sự hiện diện của tàu ngầm tên lửa đạn đạo hay tầm ngầm tấn công hạt nhân mà chỉ thuần túy tàu ngầm tấn công diesel-điện.
Xét về quy mô, Hải quân Việt Nam đang đứng ở vị trí số 1 với 6 chiếc Kilo 636, Indonesia đứng tiếp theo với 5 tàu ngầm biến thể của Type 209, Singapore tụt từ vị trí số 1 xuống thứ 3 do vừa loại biên 2 tàu ngầm và chưa thay thế kịp. Cuối cùng là Hải quân Malaysia đang sở hữu 2 chiếc Scorpene của Pháp.
Ở khu vực Nam Á, vị trí số 1 thuộc về Ấn Độ khi họ nắm trong tay 2 tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo, 1 tàu ngầm tấn công hạt nhân và 15 tàu ngầm tấn công thông thường.
Đối thủ Ấn Độ là Pakistan đứng vị trí thứ hai với 5 tàu ngầm tấn công diesel-điện, phần lớn do Trung Quốc chuyển giao và cuối cùng là Hải quân Bangladesh khi nước này cũng có trong biên chế 2 tàu ngầm thế hệ cũ của Trung Quốc.
Tùng Dương
Theo Baodatviet.vn