Ủy ban quân sự Thượng viện Mỹ yêu cầu công bố báo cáo về các "hoạt động quân sự và đe dọa" của Trung Quốc ở Biển Đông, khuyến khích Bộ trưởng Quốc phòng công bố các hình ảnh chụp được về Biển Đông từ trên không để làm minh bạch các hành động của Trung Quốc.
Nguy cơ sau việc Trung Quốc điều máy bay ném bom H-6K tới diễn tập ở Biển Đông
- Cập nhật : 26/05/2018
Vào ngày 18.5, có thông tin quân đội Trung Quốc đã đưa máy bay ném bom chiến lược H-6K lên một hòn đảo thuộc Biển Đông. Nhật báo Nhân dân Trung Quốc đã đưa một đoạn video quay cảnh máy bay hạ cánh xuống đường băng, The Diplomat cho biết.
Hòn đảo mà Trung Quốc đưa máy bay xuống là đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam. Nhưng các hoạt động quân sự của quân đội Trung Quốc có thể sẽ được triển khai tại 7 hòn đảo nhân tạo do Bắc Kinh bồi đắp cải tạo phi pháp trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngoài việc đưa quân đội ra đảo Phú Lâm, Trung Quốc cũng triển khai trái phép các máy bay chiến đấu J-11, tên lửa đất đối không HQ-9, tên lửa hành trình chống hạm YJ-62 và các thiết bị khác lên đảo.
Gần đây, Trung Quốc đã triển khai trái phép các hoạt động giống như trên đảo Phú Lâm xuống khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), đưa tên lửa đất đối không và tên lửa hành trình chống hạm vào khu vực này. Bắc Kinh cũng đã triển khai các thiết bị tác chiến điện tử lên đảo Chữ Thập, một trong 7 hòn đảo nhân tạo được bồi đắp cải tại phi pháp thuộc quần đảo Trường Sa.
Việc cho máy bay ném bom H-6K hạ cánh trên đảo Phú Lâm báo trước những hoạt độc tương tự sẽ diễn ra trên đảo Su Bi, đảo Chữ Thập và đảo Vành Khăn, 3 hòn đảo nhân tạo lớn mà Trung Quốc bồi đắp, cải tạo phi pháp trên quần đảo Trường Sa, đã được xây dựng những đường băng lớn đủ để tiếp nhận các máy bay ném bom thuộc loại Tây An H-6, bao gồm cả máy bay ném bom H-6K - các loại máy bay được cải tiến, và hiện đại hóa theo phiên bản máy bay phản lực ném bom động cơ đôi Tupolev Tu-16 do Liên Xô chế tạo.
Việc Trung Quốc đưa máy bay ném bom ra đảo Phú Lâm hay khả năng các hòn đảo bồi đắp cải tạo phi pháp trên Trường Sa có thể là nơi hạ cánh cho những máy bay trên là một hiện tượng đáng báo động. Vì khi đó máy bay tầm xa H-6K có thể bay khắp vùng Đông Nam Á chỉ trì một số khu vực thuộc địa phận của Myanmar và Indonesia.
Theo Cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Á châu AMTI thì "cả 5 căn cứ quân sự của Philippines được phát triển riêng theo thỏa thuận nâng cao hợp tác quốc phòng của Mỹ và Philippines" đều nằm trong bán kính tấn công của máy bay H-6K trên Biển Đông.
Nhưng không quân Trung Quốc sẽ cân nhắc nhiều điều hơn là chỉ vì bán kính tấn công và quyết định xem khi nào và bằng cách nào triển khai các máy bay ném bom trên Biển Đông. Việc cân nhắc này xảy ra khi Hải quân Mỹ có sự hiện diện trong khu vực và bất cứ các vũ khí nằm trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đều có thể bị tổn thất bởi các cuộc tấn công chính xác, và các căn cứ trên đất liền sẽ an toàn hơn. Với việc tiếp nhiên liệu trên không, các máy bay H-6 cũng có thể mở rộng bán kính tấn công - đây là một điều đáng cân nhắc.
Vụ máy bay ném bom hạ cánh trên đảo Phú Lâm ngày 18.5 cho thấy đây là một kết quả của kế hoạch đã được thực hiện trong nhiều tháng. Trung Quốc đang thúc đẩy triển khai trái phép các thiết bị quân sự, quân sự hóa các tiền đồn trên Biển Đông khi Mỹ dưới chính quyền của tổng thống Trump đang có những nỗ lực thực hiện các hoạt động tuần tra vì tự do hàng hải (FONOP) và các kế hoạch hiện diện quân sự trong vùng.
Tiệp Nguyễn
Theo Viettimes.vn