Hãng TASS dẫn lời Renat Mistahov - TGĐ Nhà máy Đóng tàu Zelenodolsk cho biết, cặp tàu Gepard Việt Nam cùng về nước vào giữa năm 2017 khi hoàn tất thử nghiệm.
Nhật tăng cường đóng tàu chiến đối phó căng thẳng ở biển Hoa Đông
- Cập nhật : 18/02/2017
Nhật Bản ngày 17.2 thông báo sẽ thúc đẩy chương trình đóng tàu chiến với hy vọng đóng mới thêm hai tàu hộ tống mỗi năm nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền trên biển Hoa Đông, theo Sputnik News.
Kể từ thập niên 1970, Nhật đã lâm vào một cuộc tranh chấp chủ quyền dai dẳng với Trung Quốc và Đài Loan đối với quần đảo Senkaku hiện do Tokyo quản lý, nhưng Bắc Kinh và Đài Bắc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi với cái tên lần lượt là Điếu Ngư và Điếu Ngư Đài.
Ba nguồn tin giấu tên am hiểu lực lượng phòng vệ biển Nhật nói rằng lực lượng phòng vệ nước này sẽ gia tăng năng lực đóng mới tàu chiến từ mức 1 tàu khu trục 5.000 tấn/năm lên 2 tàu hộ tống (3.000 tấn/chiếc)/năm, bắt đầu từ năm tài khóa 2018.
Tokyo dự định tạo lập một đội tàu hộ tống gồm 8 chiếc tuy nhỏ nhưng cực kỳ hiện đại, có thể dùng cho hoạt động dò quét mìn và săn tàu ngầm.
Các xưởng đóng tàu của lực lượng phòng vệ biển Nhật được dự đoán sẽ đấu thầu các hợp đồng đóng 8 tàu hộ tống. Mỗi tàu sẽ có giá 40-50 tỉ yen (353-453 triệu USD).
Tuyên bố về kế hoạch đóng tàu chiến của Nhật được đưa ra trong bối cảnh xảy ra tranh cãi về chủ quyền lãnh thổ giữa nước này và Trung Quốc. Giới chức Nhật công khai bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc thúc đẩy tuyên bố chủ quyền ở biển Hoa Đông, giống như những gì Bắc Kinh đã làm tại Biển Đông.
Mỹ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Nhật đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Vào năm 2014, Tổng thống Mỹ khi đó Barack Obama đã cam kết hỗ trợ Nhật nếu Trung Quốc chiếm quần đảo này. Tổng thống Donald Trump cũng đưa ra tuyên bố tương tự vào ngày 14.2 vừa qua.
Các lãnh đạo khác của Mỹ, bao gồm Ngoại trưởng Rex Tillerson và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis cũng nhấn mạnh cam kết “ủng hộ Nhật 100%” của Tổng thống Trump. Chủ nhân Lầu Năm Góc thậm chí tuyên bố Mỹ sẽ đóng vai trò tích cực hơn trong cuộc tranh chấp giữa Nhật với Trung Quốc so với chính quyền Obama.
Trung Quốc đã đáp lại bằng cách điều tàu công vụ áp sát vùng biển xung quanh Senkaku/Điếu Ngư, với tần suất khoảng ba lần mỗi tháng. “Bất kể ai nói hay làm gì, điều đó không thể thay đổi thực tế rằng quần đảo Điếu Ngư thuộc về Trung Quốc, cũng như không thể lay chuyển quyết tâm của Trung Quốc bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ quốc gia”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng nói trong một tuyên bố.
Trùng Quang
Theo Thanhnien.vn