Tôi có thể hiểu được tại sao Giáo sư Carl Thayer hay nhà báo Hellen Clark đánh giá cao về vai trò, ảnh hưởng của Ngoại trưởng đề cử Rex Tillerson.
Thế khó của ASEAN ở Biển Đông
- Cập nhật : 02/02/2017
ASEAN đối mặt với nhiều "sóng gió" trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng trong khu vực và những khó lường xung quanh chính sách sắp tới của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đối với châu Á.
ASEAN đối mặt với nhiều "sóng gió" trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng trong khu vực và những khó lường xung quanh chính sách sắp tới của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đối với châu Á
Trong năm 2016, Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã vướng vào các tranh cãi về chủ quyền ở Biển Đông, khiến hòa khí giữa các nước thành viên bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi họ phải đương đầu với một cường quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ trong khu vực là Trung Quốc. ASEAN đối mặt với nhiều "sóng gió" trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng trong khu vực và những khó lường xung quanh chính sách sắp tới của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đối với châu Á. Điều khiến mọi chuyện càng trở nên phức tạp hơn là mối quan hệ khó khăn giữa hai siêu cường này, điều mà nhiều chuyên gia về quan hệ quốc tế thậm chí còn so sánh với những gì từng diễn ra trong thời Chiến tranh Lạnh, khi các quốc gia phải lựa chọn xem mình đứng về bên nào.
Điểm nóng
Khi nhắc đến triển vọng trong vấn đề Biển Đông năm 2017, hầu hết các chuyên gia đều không mấy lạc quan và dự đoán rằng căng thẳng tại tuyến đường biển đang có nhiều tranh chấp này sẽ càng gia tăng. Washington và Bắc Kinh sẽ tiếp tục cạnh tranh giành ảnh hưởng trong khu vực, và tính trung tâm của ASEAN - điều từng được nhiều người tán thưởng - sẽ đối mặt với nhiều hoài nghi, trong khi Philippines, với vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN, đang có dấu hiệu ngả về phía Trung Quốc.
Tiến sỹ Tang Siew Mun, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN thuộc Viện Iseas-Yusof, nhận định: “Căng thẳng tại Biển Đông trong năm 2017 sẽ càng leo thang do sự đối đầu Mỹ-Trung trong khu vực. Trung Quốc có thể dùng vấn đề Biển Đông để thể hiện sự không hài lòng của mình trước động thái chìa tay về phía Đài Loan của ông Trump”. Hơn thế nữa, ông cho rằng việc Trung Quốc thu giữ một thiết bị lặn không người lái của Mỹ tại vùng biển quốc tế ở Biển Đông chỉ vài tuần trước thềm năm mới cho thấy ASEAN có thể sẽ cần phải giữ thăng bằng và linh hoạt trong các mối quan hệ để đảm bảo căng thẳng giữa hai cường quốc này không tác động tiêu cực tới sự ổn định của khu vực. Theo ông Tang Siew Mun, những hành động hung hăng mới đây của Trung Quốc, trong đó có việc quân sự hóa các hòn đảo nhân tạo ở vùng biển tranh chấp, cùng việc Tổng thống đắc cử Trump tuyên bố sẽ có các hành xử cứng rắn hơn với Trung Quốc chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới “ổn định khu vực và thay đổi các tính toán về mặt quân sự”.
Tuy nhiên, dù căng thẳng có leo thang song một số chuyên gia cho rằng xung đột nghiêm trọng khó có thể xảy ra bởi sự ràng buộc về mặt lợi ích chiến lược giữa các nhân tố khu vực đang chặt chẽ hơn bao giờ hết. Tiến sỹ Lim Tai Wei, giảng viên kỳ cựu tại Đại học SIM, nói: “Vai trò trung tâm của ASEAN (trong việc thúc đẩy khía cạnh ngoại giao khu vực) có thể được bảo toàn nếu khối tiếp tục thúc đẩy hòa bình hợp tác, tạo dựng những nền tảng và cơ hội để các cường quốc có thể thảo luận về lợi ích của họ… trong khi Mỹ, Trung Quốc và các cường quốc khác có thể đạt đồng thuận trong quan hệ quốc tế tại thời điểm đang diễn ra nhiều thay đổi về mặt địa chính trị”.
Vấn đề nóng nhất hiện nay là mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông. Quan hệ giữa hai quốc gia này đã trở nên căng thẳng từ vài năm trước, và càng gay gắt hơn bởi các hoạt động xây đảo trái phép và quân sự hóa của Trung Quốc trong khu vực. Washington đã đáp trả bằng việc tăng cường sự hiện diện trong khu vực và tiến hành các cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải trong khu vực, thách thức các tuyên bố chủ quyền đơn phương của Trung Quốc. ASEAN đang phải chứng kiến những mâu thuẫn này, và cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi một số nước thành viên trực tiếp liên quan đến các tranh cãi ở Biển Đông hoặc vô tình bị lôi kéo vào những rắc rối địa chính trị trong khu vực.
Tính thống nhất của khối đang bị nhiều người đặt dấu hỏi khi tuyên bố chung của hội nghị ngoại trưởng ASEAN hồi giữa năm ngoái không hề đề cập tới phán quyết của Tòa Trọng tài ở La Hay. Trong bối cảnh khu vực sẽ đối mặt với nhiều “sóng gió” trong năm nay, Phó Giáo sư Simon Tay, Giám đốc Viện các Vấn đề Quốc tế Singapore, cho rằng uy tín của ASEAN sẽ phụ thuộc vào cách hành xử của họ đối với hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc. Ông nói: “ASEAN sẽ tự bắn vào chân mình nếu họ đánh mất sự thống nhất trong khối”.
Những dự đoán
Thực tế là hình ảnh một ASEAN với vai trò là khối trung lập có thể bị ảnh hưởng bởi Manila đang ở trên ghế Chủ tịch luân phiên của ASEAN, trong khi Tổng thống Rodrigo Duterte đang tìm cách thúc đẩy một mối quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc. Sự chuyển hướng của nhà lãnh đạo Philippines sang phía Trung Quốc có thể lý giải cho việc vì sao quốc gia này không phản đối việc Trung Quốc hồi tháng trước tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quân sự hóa tại các hòn đảo nhân tạo trên Biển Đông, cũng như không gây sức ép về phán quyết của Tòa Trọng tài. Có nhiều dấu hiệu cho thấy ASEAN đang đối mặt với thách thức khi các thành viên không thể cùng nhất trí một lập trường trong vấn đề Biển Đông. Giáo sư Zhang Baohui, hiện làm việc tại Khoa Chính trị của trường Đại học Lĩnh Nam (Hong Kong), cho rằng một số nước thành viên không quan tâm nhiều tới hoạt động quân sự hóa trên tuyến đường biển này bởi chúng không ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia của họ, trong khi một số nước khác như Singapore và Indonesia lại tỏ ra lo ngại hơn. Ông nói: “Điều này chắc chắn sẽ đẩy ASEAN vào bế tắc”.
Tuy nhiên, cũng có một số người lạc quan về tương lai hòa bình và ổn định của khu vực bởi Trung Quốc đã công bố hạn chót để tiến hành các cuộc đàm phán với ASEAN về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông là vào giữa năm nay. Giáo sư Zhang Baohui cho rằng Trung Quốc, hơn bao giờ hết, đang “hào hứng” tham gia hoàn tất COC để xây dựng và củng cố hình ảnh mình là một nhân tố chính đáng trong khu vực, sau khi bị cáo buộc là đang có tham vọng bành trướng.
Mối quan hệ nồng ấm hơn mà Philippines đang thúc đẩy với Trung Quốc có thể trở thành lực đẩy để Bắc Kinh nhanh chóng tiến tới hoàn tất khung bộ quy tắc nói trên bởi theo Giáo sư Jay Batongbacal, Giám đốc Viện Các Vấn đề Hàng hải và Luật Biển thuộc Đại học Philippines, Manila nhiều khả năng sẽ không ủng hộ việc có “những đề xuất gây chia rẽ” tại vùng biển này.
Trong khi đó, Tiến sỹ Peter Layton, hiện đang làm việc tại Viện châu Á Griffith, lưu ý rằng Trung Quốc có thể hoàn tất tiến trình đàm phán cơ bản về COC chỉ khi họ đã đạt được mục đích của mình. Giáo sư Andrew Delios - làm việc tại Khoa Chính sách và Chiến lược của Trường Doanh nghiệp thuộc Đại học Quốc gia Singapore - cho rằng nhiều sự kiện diễn ra trong những năm vừa qua cho thấy Trung Quốc quyết tâm đạt được các mục tiêu kinh tế để lấy đó làm bàn đạp cho các mục tiêu chính trị. Ông nói: “Các thỏa thuận thương mại sẽ không diễn ra một sách suôn sẻ bởi những lo ngại về tham vọng của Trung Quốc muốn trở thành một cường quốc thống trị và hợp pháp tại Biển Đông”.
Theo “Today online” (ngày 4/1)
Hương Trà (gt)
Nghiên Cứu Biển Đông