rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đáng chú ý trưa 03-10-2017

  • Cập nhật : 03/10/2017

Nga quyết hóa giải mầm họa tại sân sau Nam Caucasus

Moscow cùng lúc mở rộng không gian hợp tác với cả Armenia và Azerbaijan là một nước đi chuẩn xác của Tổng thống Putin.

Cộng đồng tình báo Mỹ nhận định về khả năng xung đột giữa Armenia  Azerbaijan xung quanh tranh chấp tại khu vực Nagorno - Karabakh, rồi Azerbaijan đặt quân đội trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, cho thấy Nam Caucasus thật sự không bình yên.

Đặc biệt, khi Armenia tham gia cuộc tập trận “Noble Partner 2017 - Đối tác cao quý 2017” tại Gruzia cùng với Anh, Mỹ và thái độ bất bình của Yerevan về việc Thổ Nhĩ Kỳ được xem xét tham gia Liên minh kinh tế Á-Âu, thì vấn đề tại Nam Caucasus đã trở nên nguy hiểm với Nga.

nam caucasus duoc xem la san sau chien luoc cua nga

Nam Caucasus được xem là sân sau chiến lược của Nga

Chính vì vậy, trong thời gian gần đây, Moscow đã liên tiếp có những hoạt động nhằm hoá giải mối nguy hại tại khu vực sân sau chiến lược của mình, trong đó quan trọng nhất là củng cố và tăng cường với cả Armenia và Azerbaijan.

Nga tăng cường củng cố quan hệ đồng minh chiến lược với Armenia

Theo hãng tin News.am của Armenia, ngày 22/09 vừa qua tại New York, Bộ trưởng Ngoại giao Armenia Edward Nalbandian đã gặp gỡ với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov, bên lề cuộc họp lần thứ 72 Đại hội đồng LHQ.

Hai bên đã tập trung thảo luận về việc thúc đẩy tiến trình thực hiện các thỏa thuận đã đạt được giữa Moscow và Yerevan, mà qua đó củng cố và nâng cao quan hệ đồng minh chiến lược Nga - Armenia.

Đó là Thỏa thuận thành lập Lực lượng phòng thủ khu vực chung Nam Caucasus được ký kết giữa Moscow và Yerevan cuối tháng 12/2015, nhằm phối hợp hoạt động bảo vệ an ninh tập thể tại ​khu vực Nam Caucasus.

Và Thỏa thuận thành lập đơn vị quân đội hỗn hợp Nga - Armenia được ký kết vào cuối tháng 11/2016, nhắm đối phó nguy cơ và đáp trả hành động xâm lược hoặc ngăn chặn nguy cơ một cuộc xung đột khu vực biến thành chiến tranh xâm lược.

Ông Nalbandian và Lavrov cũng bàn về các chuyến thăm cấp cao giữa hai nước, mà sắp tới là chuyến thăm của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tới Armenia vào tháng 10/2017, tham dự cuộc họp thường kỳ của người đứng đầu chính phủ các nước thành viên Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU).

"Cuộc họp này thật thú vị, không chỉ đơn thuần là vấn đề thành viên ​​của Thổ Nhĩ Kỳ trong EAEU, mà còn là việc các thành viên đối lập đề xuất đưa Armenia ra khỏi khu vực EAEU”, News.am tường thuật.

Còn theo báo Hraparak của Armenia thì chuyến công du của ông Medvedev tới Armenia là một chuyến đi "định mệnh"cho người đứng đầu chính phủ Nga trong việc củng cố lại niềm tin cho Yerevan.

EAEU bao gồm các thành viên là Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Nga.

Thổ Nhĩ Kỳ được cho là sẽ tham gia EAEU, trong khi Ankara và Yeravan chưa kết nối quan hệ ngoại giao, khiến cho Moscow rơi vào thế khó.

bo truong ngoai giao nga sergei lavrov va bo truong ngoai giao armenia edward nalbandian ban ve viec thuc day cac thoa thuan giua moscow va yerevan nham cung co quan he dong minh

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov và Bộ trưởng Ngoại giao Armenia Edward Nalbandian bàn về việc thúc đẩy các thoả thuận giữa Moscow và Yerevan nhằm củng cố quan hệ đồng minh

Để giải cứu cho chuyến đi "định mệnh" của Thủ tướng Medvedev, Moscow đã thực hiện các hoạt động kết nối với Yerevan, với mụcđích là mở rộng không gian hợp tác giữa Nga và Armenia, qua đó khẳng định sự gắn kết với đồng mình chiến lược.

Ngay sau khi cuộc gặp gỡ gữa Ngoại trưởng Nga với người đồng cấp Armenia, ngày 25/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Khoa học Nga, Olga Vasilyeva đã thăm Armenia nhằm tăng cường quan hệ giữa hai nước về lĩnh vực khoa học và giáo dục.

Sau hội đàm với người đồng cấp Nga, Bộ trưởng Giáo dục và Khoa học Armenia, Levon Mkrtchyan, cho biết hai bên đã đồng ý tập trung đào tạo các chuyên gia về khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và sẽ phối hợp chặt chẽ khi triển khai.

Một ngày sau, ngày 26/9 Bộ trưởng Bộ Y tế Nga Veronika Skvortsova cũng có mặt tại Yerevan đề tham dự Diễn đàn Y tế Armenia - Nga lần thứ 3 và đã có các cuộc gặp với cả Tổng thống và Thủ tướng Armenia.

Khi tiếp Bộ trưởng Bộ Y tế Nga, Tổng thống Armenia Serzh Sargsyan cho rằng hiện thách thức trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất, vì vậy Armenia mong nhận được sự chia sẻ của Nga.

Trong khi đó Thủ tướng Armenia Karen Karapetyan mong muốn Nga tăng cường hỗ trợ các cải cách y tế đang diễn ra ở Armenia và sự hợp tác giữa các cơ quan y tế của Armenia với Nga cần thực chất và có hiệu quả hơn nữa.

Bộ trưởng Y tế Nga đã gợi mở về những hướng đi mới của sự hợp tác và cam kết chia sẻ kinh nghiệm với Armenia. Đặc biệt, một cơ chế nâng cao sự hợp tác qua việc thăm viếng thường xuyên và định kỳ giữa hai bên trong lĩnh vực này đã được xác lập.

Như vậy là không gian của mối quan hệ đồng minh giữa Nga và Armenia không chì còn là kinh tế, chính trị, quân sự, mà đã mở rộng sang những lĩnh vực khác, giúp cho quan hệ chiến lược không dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động từ bên ngoài.

Nga liên tục mở rộng và nâng tầm quan hệ đối tác với Azerbaijan

Trong khi tăng cường củng cố quan hệ đồng minh với Armenia thì Nga cũng đồng thời có những hoạt động mở rộng và nâng tầm quan hệ đối tác với Azerbaijan - kẻ thù của Armenia, một thực thể có thể khiến Moscow phải trả giá nếu sao nhãng. 

thu ky hoi dong an ninh nga nikolai patrushev da ca chuyen di quan trong toi azerbaijan

Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev đã cá chuyến đi quan trọng tới Azerbaijan

Theo hãng tin AZ.news của Azerbaijan, từ 28/9, ba hãng hàng không Nga là Ikar Airlines, Saratov Airlines và NordStar Airlibes đã được phép mở đường bay thẳng đến Azerbaijan, theo Nghị định thư của ủy ban liên ngành vận tải Nga - Azerbaijan.

Ikar Airlines được mở đường bay từ Zhukovsky đến Ganja 7 chuyến/tuần. Saratov Airlines được mở đường bay hai chiều Saratov-Baku và Ufa-Baku 2 chuyến/tuần. NordStar Airlines được mở đường bay Yekaterinburg-Baku 1 chuyến/tuần.

Tiếp theo, ngày 29/9, trong khuôn khổ Diễn đàn Nga-Azerbaijan lần thứ 8 tại Stavropol, Bộ trưởng Kinh tế Azerbaijani Shahin Mustafayev và Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Nga Maxim Oreshkin đã ký 5 văn kiện về hợp tác song phương.

Đó là Biên bản ghi nhớ về dự định triển khai dự án đầu tư xây dựng khu nhà kính để trồng rau sạch, dự định thực hiện dự án đầu tư khu điều trị y tế và khu khách sạn 400 phòng, dự định thực hiện dự án đầu tư xây dựng bệnh viện Rusel.

Bân cạnh đó là Hiệp định Hợp tác giữa chính quyền khu vực Astrakhan của Nga với chính quyền quận Narimanov của Baku, Hiệp định về hợp tác giữa Hội đồng Kinh tế Azerbaijan-Nga với Liên hiệp các Phòng Thương mại Stavropol.

Cũng trong ngày 29/9, Thư ký của Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev đã có chuyến thăm Azerbaijan nhằm thảo luận về hợp tác trong cuộc chiến chống chủ nghĩa cực đoan và thanh lọc sắc tộc cũng như hợp tác về an ninh thông tin.

Ông Patrushev nhận định quan hệ Nga - Azerbaijan có tính chất của sự hợp tác chiến lược, vì vậy trong bối cảnh công nghệ thông tin được sử dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia nên Moscow cần chia sẻ với Baku.

nang tam quan he doi tac voi azerbaijan nhung khong lam phat long armenia la bai toan kho voi tong thong putin

Nâng tầm quan hệ đối tác với Azerbaijan nhưng không làm phật lòng Armenia là bài toán khó với Tổng thống Putin

Khi tiếp Thư ký Hội đồng An ninh Nga, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev cho rằng quan hệ Nga - Azerbaijansong phát triển nhanh và đạt được nhiều thành quả trong lĩnh vực quân sự, chính trị và an ninh, hợp tác kinh tế thì đang được mở rộng.

Như vậy, không gian hợp tác giữa Nga và Azerbaijan cũng không dừng lại ở thoả thuận hợp tác quân sự-kỹ thuật, vốn được xem là cốt lõi trong sự phát triển tích cực giữa Moscow và Baku, như lời Bộ trưởng Quốc phòng Azerbaijan Zakir Hasanov

Rõ ràng, với hậu quả lịch sử để lại qua việc nhà nước Liên Xô sáp nhập, rồi tái sáp nhập vùng đất Nagorno - Karabakh qua lại giữa Armenia và Azerbaijan, khiến cho việc cân bàng quan hệ với Yerevan và Baku là một bài toán quá khó với Moscow.

Vấn đề càng nan giải hơn khi Mỹ cho thấy không muốn để cho Nam Caucasus được bình yên. Bên cạnh đó đồng minh của Mỹ là Thổ Nhĩ Kỳ, Israel hay Ả-rập Saudi cũng đã bắt đầu chú ý nhiều hơn tới khu vực này, khiến tình hình càng thêm phức tạp.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, khi Moscow cùng lúc mở rộng không gian hợp tác với cả Armenia và Azerbaijan thì đó là một nước đi chuẩn xác của Tổng thống Putin, từ đó có thể hoá giải nỗi lo có biến tại sân sau chiến lược của Nga. (Ngọc Việt - Baodatviet.vn)
-----------------------

Chính trường Đức chưa từng rối ren như vầy nhiều năm qua

 Tiếp theo cú sốc trước kết quả của kỳ bầu cử quốc hội, chính trường Đức lại lâm vào tình trạng rối ren, một điều chưa từng xảy ra trong nhiều năm qua.

 

thu tuong duc angela merkel (phai) tro chuyen voi thu tuong hungary viktor orban khi cho chup anh chung tai hoi nghi thuong dinh eu ve ky thuat so o tallinn, estonia, ngay 29-9 - anh: reuters

Thủ tướng Đức Angela Merkel (phải) trò chuyện với Thủ tướng Hungary Viktor Orban khi chờ chụp ảnh chung tại Hội nghị thượng đỉnh EU về kỹ thuật số ở Tallinn, Estonia, ngày 29-9 - Ảnh: REUTERS

 

Người ta nói Đảng AfD vào quốc hội là cơn động đất, nhưng các thị trường tài chính chỉ chủ yếu nhìn vào một điểm: bà Angela Merkel được bầu lại

Fabian Frankenberg (chuyên gia đầu tư của Deutsche AM)

Trong kỳ bầu cử vừa qua, liên đảng trung hữu Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU) của bà Angela Merkel và Đảng Xã hội Thiên Chúa giáo (CSU) "anh em" chỉ được 32,9% số phiếu, tương ứng 246 ghế, giảm gần 9% số phiếu so với năm 2013. Đảng trung tả Dân chủ xã hội (SPD) chỉ được 20,5% số phiếu, tương ứng 153 ghế, kết quả tệ nhất của họ từ năm 1949 (năm 2013 được 25,7%).

Muốn hội đủ số 355 ghế để giành quyền lập chính phủ, bà Merkel sẽ phải liên minh với một hay nhiều đảng nhỏ khác, nhưng tình hình hiện nay lại không thuận lợi như 4 năm trước vì ông Martin Schulz, chủ tịch SPD, tuyên bố sẽ trở thành đảng đối lập.

Đức có truyền thống cho đảng lớn nhất trong phe đối lập đảm nhận chức vụ chủ tịch Ủy ban Tài chính liên bang. Do vậy, việc ông Martin Schulz nắm được ủy ban đầy quyền lực này có thể được xem là một bước lùi chiến thuật của SPD. Đối với dư luận Đức, đây là một giải pháp tốt vì ít nhất ủy ban này không rơi vào tay Đảng Biện pháp thay thế cho nước Đức (AfD) cánh hữu vốn bị xem là thiếu những chủ trương rõ rệt về kinh tế.

Nhiều khả năng CDU/CSU sẽ liên minh với Đảng Xanh (8,9% phiếu bầu) và Dân chủ tự do (FDP, 10,7%). Đảng cánh tả Die Linke (9,2%) ít có khả năng liên minh với bà Merkel do những khác biệt về đường lối.

Về phía Đảng Xanh, đồng chủ tịch đảng, bà Karin Goring-Eckhardt đã tuyên bố họ "sẽ không là một đối tác dễ tính". Đảng Xanh, thành lập năm 1980, theo đường lối trung dung và được coi là tiếng nói của thành phần thị dân, có trình độ học vấn cao. Đồng chủ tịch còn lại, ông Cem Ozdemir, người gốc Thổ Nhĩ Kỳ, vẫn chỉ trích đường lối đối ngoại của chính quyền Merkel là "thiếu những chính sách có giá trị rõ ràng". Vào đầu năm nay, khi quan hệ ngoại giao Đức - Thổ căng thẳng vì Ankara bắt giữ một số công dân Đức gốc Thổ về tội gián điệp, ông Ozdemir đã lên án bà Merkel né tránh xung đột với Tổng thống Recep Erdogan vì sợ ảnh hưởng tới thỏa thuận về người nhập cư.

ba merkel cung cac thanh vien trong dang tuoi cuoi khi biet ket qua bau cu nhung chang duong truoc mat cua ho con lam chong gai - anh: reuters

Bà Merkel cùng các thành viên trong đảng tươi cười khi biết kết quả bầu cử nhưng chặng đường trước mắt của họ còn lắm chông gai - Ảnh: REUTERS

 

Trong khi đó, chủ tịch FDP Christian Lindner từ chối trả lời câu hỏi của báo chí về khả năng liên minh với CDU/CSU và Đảng Xanh. Ông Lindner luôn phản đối chính sách nhập cư và tị nạn của chính quyền Merkel. Ông Lindner cũng kịch liệt phản đối các đề xuất cải cách khu vực đồng euro (eurozone) của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trong khi bà Merkel đã thỏa thuận với ông Macron là sẽ bắt tay ngay vào thực hiện sau cuộc bầu cử.

Đáng chú ý là chỉ hai ngày sau khi có kết quả bầu cử Quốc hội Đức, Tổng thống Macron đã có bài phát biểu gần 90 phút tại Đại học Sorbonne ở Paris về viễn cảnh "một EU mạnh mẽ hơn". Ông Macron đã đề cập đến những vấn đề như lập một cơ quan về tị nạn và một chính sách chung về biên giới cho EU, tăng cường hợp tác quốc phòng giữa các nước thành viên..., đặc biệt nhấn mạnh đến "một cuộc cải cách đầy tham vọng" cho eurozone. Tuy nhiên, ông Macron không đi vào những vấn đề chi tiết như bổ nhiệm bộ trưởng tài chính và lập ngân sách riêng cho khu vực eurozone. Động thái này của ông Macron có thể được xem nhằm tạo thuận lợi cho bà Merkel trong việc lập liên minh.

Tuy nhiên, ông Christian Lindner từng phát biểu nếu có một bộ trưởng tài chính cho khu vực eurozone, nhiệm vụ của người này phải là duy trì các quy định về tài chính. Thật không dễ cho bà Merkel!(Tuoitre)
----------------------------

Phát hiện bất ngờ về vũ khí Nga tại Masyaf

Phương Tây vừa có phát hiện bất ngờ về dàn vũ khí mới được Nga triển khai đến Syria, trong đó có mặt trận tại khu vực chiến lược Masyaf, tỉnh Hama.

Tạp chí Jane’s vừa công bố những bằng chứng cho thấy, một đơn vị chiến đấu mới của hệ thống tên lửa S-400 đã được Nga âm thầm triển khai tại Masyaf. Bức ảnh này được cho là đã chụp trong khoảng thời gian từ tháng 4 cho đến giữa tháng 7/2017. Tuy nhiên, nguồn tin này không biết hiện những vũ khí này còn ở đó hay chỉ là động thái triển khai tạm thời của Nga.

Ngay sau khi thông tin này được công bố, theo nguồn tin tình báo Mỹ cho biết, những đài radar và bệ phóng S-400 được nhìn thấy tại Masyaf gần như chắc chắn đó chỉ là vũ khí mô hình - khí tài đã được Nga triển khai rất linh hoạt tại nhiều nơi ở Syria. Vũ khí thật sự được Nga tăng cường đến khu vực này chính là hệ thống S-350.

hinh anh duoc cho la tran dia s-400 thu 2 tai syria.

Hình ảnh được cho là trận địa S-400 thứ 2 tại Syria.

Tuy nhiên, các nguồn tin rò rỉ cho biết, những hệ thống S-350 được đưa đến từ cảng Tartus của Syria vào đầu tháng 9 và sau đó được triển khai tại khu vực Masyaf thuộc tỉnh Hama. Hệ thống mới được triển khai được cho là nằm trong mạng lưới phòng không đa năng mà Nga đã tích hợp trên toàn lãnh thổ Syria.

Khu vực Masyaf là một mục tiêu phòng không trọng điểm của Nga và Syria tuy nhiên, trước đó tại Masyaf mới chỉ được triển khai các hệ thống Pantsir-S nên chưa đủ khả năng phòng thủ đối với các vu tấn công tầm xa từ trên không.

Theo giới chức lãnh đạo Bộ quốc phòng Nga, từ khi được triển khai đến Masyaf, hệ thống Pantsir-S ít nhất đã bắn hạ 4 mục tiêu là pháo phản lực của phiến quân, 1 máy bay trinh sát không người lái Heron của Israel và 1 mục tiêu bay cỡ nhỏ chưa xác định là của ai.

Hiện những hệ thống S-350 được Nga triển khai ở khu vực Masyaf của Syria đã sẵn sàng để chiến đấu cùng với các hệ thống phòng không kiểu Nga khác, trong đó có cả Pantsir-S. Nhưng S-350 không phải là tất cả những gì Nga khiến phương Tây bất ngờ.

Tình báo Mỹ còn nghi ngờ rằng, Nga đã âm thầm đưa hệ thống tên lửa đạn đạo đất đối đất Iskander-K đến Masyaf dưới vỏ bọc của hệ thống tên lửa bờ Bastion từ cuối năm 2016. Cụ thể, ngày 15/11, Bộ Quốc phòng Nga đã đăng tải đoan video ghi lại cảnh lực lượng quân đội nước này tại Syria khai hỏa tên lửa Kalibr và Bastion vào các mục tiêu của quân khủng bố.

"Các hệ thống này có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên biển ở khoảng cách 350km và trên đất liền ở khoảng cách 450km", Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói trong một phiên họp với nhiều quan chức quân đội cấp cao và Tổng thống Putin.

Việc Nga sử dụng Bastion tại Syria là lần đầu tiên hệ thống phòng vệ bờ biển này được đưa vào thực chiến để tấn công các mục tiêu trên đất liền và điều này đang khiến phương Tây nghi ngờ.

Theo đánh giá của một số chuyên gia, trước khi Nga công bố video Bastion khai hỏa tại Syria, chưa có bất cứ một thông tin hay một cuộc thử nghiệm nào chứng tỏ hệ thống phòng phòng thủ bờ có thể diệt mục tiêu trên đất liền. Nghi vấn này là hoàn toàn có cơ sở nếu so sánh với trường hợp của tên lửa Tomahawk của Mỹ hiện nay.

Theo đó, để loại tên lửa này sở hữu đòn đánh lưỡng tính (tấn công mục tiêu cố định trên đất liền và chống hạm), người Mỹ đã phải bỏ ra rất nhiều công sức cùng ngân sách. Tuy nhiên, mọi việc mới chỉ dừng lại ở những thử nghiệm và tính năng chống hạm của Tomahawk vẫn chưa được ứng dụng trong thực tế.

Vậy Nga đã dùng loại tên lửa nào tại Syria nếu không phải là đạn P-800 Oniks của hệ thống Bastion? Qua những thông tin và hình ảnh được Nga công khai về loạt vũ khí được triển khai tại Syria, phương Tây cho rằng rất có thể đây là đạn tên lửa R-500 của hệ thống Iskander-K vì 2 vũ khí cùng sử dụng xe mang phóng tự hành dựa trên khung gầm cơ sở MZKT-7930.

Nếu nghi vấn này là sự thật thì đây là loại vũ khí đạn đạo bí mật nhất đã được Nga triển khai tại Syria và chúng đang khiến phương Tây e ngại. Bởi căn cứ vào những thông tin được Nga công khai, Iskander-K có tầm bắn trên 2.000 km, bán kính lệch mục tiêu CEP chỉ khoảng 7 mét.(Baodatviet)

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Thiết kế web Phát triển Portal

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal  chuẩn SEO, chất lượng cao

Nhanh chóng quảng bá, triển khai kinh doanh hiệu quả trên môi trường trực tuyến

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958