Tướng Mỹ lo cuộc tập trận của Nga là 'con ngựa thành Troy'; Đạn siêu tốc giúp tăng cường uy lực tàu chiến Mỹ; Ấn Độ xây dựng 73 tuyến đường giáp biên giới Trung Quốc; Iraq chi một tỷ USD mua xe tăng hiện đại của Nga
Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên 23-07-2017
- Cập nhật : 23/07/2017
Triều Tiên có thể sắp phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm
Các chuyên gia Mỹ phát hiện những thay đổi về trang thiết bị trên một tàu ngầm vốn được thiết kế để phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy tàu ngầm lớp SINPO của Triều Tiên có nhiều thay đổi về trang thiết bị. Ảnh: 38 North.
Hình ảnh vệ tinh mới về các căn cứ quân sự của Triều Tiên cho thấy nước này dường như đang gấp rút chuẩn bị cho một cuộc phóng thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm (SLBM), Sun hôm qua dẫn thông tin từ trang mạng 38 North chuyên theo dõi tình hình Triều Tiên thuộc Viện nghiên cứu Mỹ - Triều, Đại học Johns Hopkins.
Các bức ảnh vệ tinh cho thấy một tàu ngầm lớp SINPO, vốn được thiết kế để phóng tên lửa đạn đạo, đang neo đậu ở nhà máy đóng tàu Sinpo South phía đông Triều Tiên.
Các nhà khoa học Mỹ phát hiện những thay đổi về trang thiết bị trên tàu ngầm cũng như sự mở rộng và phát triển mạnh mẽ ở nhà máy đóng tàu Sinpo South. Giới phân tích nhận định nhiều khả năng đây là những dấu hiệu cho một hoạt động lớn sắp diễn ra.
"Tuy chưa thể xác định chính xác lý do của hoạt động này, có khả năng đây là sự chuẩn bị lâu dài cho một chuyến đi hoặc một vụ phóng thử tên lửa sắp tới ", các chuyên gia của 38 North nhận định.
Triều Tiên lần đầu phóng thử tên lửa từ tàu ngầm vào năm 2015. Các báo cáo tình báo của Mỹ hồi tháng 5/2017 cho rằng nhiều khả năng Bình Nhưỡng đang đẩy mạnh chương trình phát triển SLBM song song với việc phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) phóng từ mặt đất.(Vnexpress)
-----------------------------
Mỹ - Hàn theo dõi Triều Tiên, tìm dấu hiệu thử tên lửa
Mỹ và Hàn Quốc đang theo dõi chặt chẽ các động thái của Triều Tiên, trước nguy cơ nước này tiếp tục phóng thử tên lửa đạn đạo.
"Quan chức quân đội Hàn Quốc và Mỹ đang theo dõi sát mọi dấu hiệu có thể tiết lộ vụ thử tên lửa đạn đạo tiếp theo của Triều Tiên", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Cho June-huych tuyên bố hôm 20/7, theo Yonhap.
"Triều Tiên nên ngồi vào bàn đàm phán, bất kỳ hành động khiêu khích nào cũng có thể dẫn tới những lệnh cấm vận cứng rắn hơn", ông Cho khẳng định. Hãng CNN dẫn nguồn tin chính phủ Mỹ cho biết có dấu hiệu cho thấy Triều Tiên sắp thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) hoặc tên lửa đạn đạo tầm xa (IRBM) trong vòng hai tuần tới.
Bình Nhưỡng phóng thử thành công tên lửa đạn đạo Hwasong-14 hôm 4/7, chống lại các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, trong đó cấm nước này triển khai công nghệ tên lửa đạn đạo. Quả đạn đạt độ cao 2.802 km và bay xa 933 km trước khi rơi xuống biển Nhật Bản. Các chuyên gia cho rằng Hwasong-14 là ICBM đúng nghĩa với tầm bắn thực tế 6.500 - 7.000 km.(Vnexpress)
--------------
Lý do khiến Triều Tiên từ bỏ hẳn ý định tấn công hạt nhân nhằm vào Mỹ
Việc phải đối mặt với một loạt hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại cũng như nguy cơ bị tên lửa Mỹ san phẳng lãnh thổ trước khi tên lửa Triều Tiên kịp rơi xuống Mỹ, khiến Bình Nhưỡng phải từ bỏ ý định tấn công hạt nhân nhằm vào Washington.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III của Mỹ.
Vụ phóng thử thành công lần đầu tiên tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Triều Tiên hôm 4/7 đã khiến thế giới không khỏi bị sốc. Trong khi đó, Mỹ vẫn tiếp tục triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo bất chấp thực tế, Washington đang phải đau đầu giải quyết bài toán chiến thuật sai lầm đối với các hệ thống phòng thủ đã lắp đặt.
Theo Business Insider, kế hoạch đối phó của Mỹ trong trường hợp bị tên lửa Triều Tiên tấn công sẽ là tập trung xác định vị trí phóng tên lửa của Bình Nhưỡng và chuẩn bị đánh chặn.
Kể từ năm 2013, Mỹ đã có kế hoạch triển khai 44 hệ thống đánh chặn tên lửa ở Alaska và California vào cuối năm 2017.
Tuy nhiên, hồi tuần trước, chia sẻ trên Twitter, nhà nghiên cứu cấp cao Lauren Grego thuộc Chương trình An ninh toàn cầu tại Liên đoàn Các nhà khoa học quan tâm nhận định, các hệ thống đánh chặn tên lửa chưa phải là vật đảm bảo.
"Khả năng chỉ cần một phát bắn mà tiêu diệt được ICBM là chưa rõ và cơ hội tiêu diệt chỉ là hơn 50% ngay cả trong những điều kiện lạc quan", bà Grego viết.
Những rõ ràng, Mỹ sẽ không chỉ dùng một hệ thống đánh chặn duy nhất để ngăn tên lửa đối phương tấn công. Trước đó, chia sẻ với Business Insider, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ cho hay, trong một cuộc chiến thực sự, Mỹ sẽ cùng lúc sử dụng nhiều hệ thống đánh chặn để tấn công một mục tiêu.
Cụ thể, theo tính toán của bà Grego, nếu Mỹ dùng cùng một lúc 4 hệ thống đánh chặn tên lửa nhắm vào một mục tiêu, Mỹ sẽ có 94% cơ hội bắn hạ tên lửa đối phương.
Nhưng Triều Tiên cũng sẽ không dại gì mà tiến hành một cuộc chiến hạt nhân với một siêu cường hạt nhân như Mỹ chỉ bằng việc bắn một quả tên lửa. Cũng theo bà Grego, nếu Triều Tiên bắn 5 quả tên lửa, khả năng Mỹ có thể bắn hạ toàn bộ là 72%.
Tuy nhiên, việc Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa về phía Mỹ không phải là vấn đề duy nhất. Triều Tiên còn có thể tung hỏa mù tạo các mục tiêu giả cho Mỹ tấn công cũng như đưa ra các hành động đáp trả làm rối loạn hoặc gián đoạn hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Hành động này sẽ khiến hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trở nên vô nghĩa và cho phép đầu đạn hạt nhân của Triều Tiên tấn công các mục tiêu của Mỹ mà không gặp phải bất cứ rào cản nào.
Cũng theo bà Grego, việc Mỹ tăng số lượng hệ thống phòng thủ tên lửa lên con số trên 44 cũng không thể giải quyết vấn đề căn bản của hệ thống phòng thủ tên lửa đánh chặn.
"Khả năng phân biệt đầu đạn hạt nhân với các đầu đạn ngụy trang vẫn chưa được giải quyết trong khi đây lại là vấn đề nền tảng", bà Grego lý giải.
Trong khi hệ thống đánh chặn tên lửa vẫn chưa đủ đảm bảo khả năng phòng thủ thì cách tốt nhất để phòng thủ trong một cuộc chiến hạt nhân là duy trì khả năng tấn công tốt. Nói cách khác, ngay tại thời điểm Mỹ phát hiện đối phương phóng tên lửa và xác định nguồn gốc, một loạt tên lửa hùng mạnh từ Mỹ cũng sẽ hướng thẳng tấn công Triều Tiên ngay cả trước khi tên lửa của Bình Nhưỡng rơi xuống đất Mỹ.
Điều đáng nói, Triều Tiên không hề có hệ thống phòng thủ tên lửa và sẽ không thể làm gì ngăn chặn Mỹ san phẳng lãnh thổ quốc gia bằng một loạt tên lửa tấn công. Điều này có nghĩa là Triều Tiên sẽ bị phá hủy hoàn toàn. Và đây chính là lý do khiến Bình Nhưỡng từ bỏ ý định tấn công Mỹ.
Rõ ràng, một khi xảy ra chiến tranh, Mỹ sẽ không chỉ tấn công Triều Tiên mà còn truy lùng nhà lãnh đạo Kim Jong-un dù ông này có trốn trong các boongke dưới lòng đất hay các hang động bí ẩn.
Theo bà Grego, vì những lý do trên, việc Triều Tiên phóng tên lửa tấn công Mỹ sẽ là không thể.(Infonet)