rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đáng chú ý 19-09-2017

  • Cập nhật : 19/09/2017

Ukraine tăng ngân sách quốc phòng thêm 1 tỷ USD

Tổng thống Poroshenko tăng chi tiêu quân sự không nhỏ hơn 5% GDP vào năm 2018.

Thông tấn TASS của Nga ngày 17/9 thông tin, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ký thông qua quyết định của Hội đồng An ninh quốc gia Ukraine cho phép tăng ngân sách cho quân sự vào năm tới lên tới 6,4 tỉ USD (165,3 tỉ hryvnia).

Con số này được tăng thêm khoảng 1 tỉ USD so với mức ngân sách nước này chi tiêu cho quân sự vào năm nay là khoảng 5,3 tỉ USD (138 tỉ hryvnia).

ukraine se chi manh tay cho quoc phong.

Ukraine sẽ chi mạnh tay cho quốc phòng.

Trước đó, Hội đồng An ninh quốc gia Ukraine đã trình dự luật ngân sách chi tiêu quốc phòng cho năm tiếp theo với số tiền không nhỏ hơn 5% GDP của Ukraine.

"Các nhu cầu tài chính của lĩnh vực an ninh quốc phòng không nhỏ hơn khoảng 165,372 tỉ hryvnia (khoảng 6,4 tỉ USD), trong đó, ít nhất là 158, ​​997 tỉ hryvnia (khoảng 6,1 tỉ USD) từ quỹ chung Ngân sách nhà nước và 6,375 tỉ hryvnia (khoảng 245 triệu USD) từ quỹ đặc biệt của ngân sách Nhà nước" - thông cáo báo chí có đoạn.

Tổng thư ký Hội đồng An ninh quốc gia Ukraine - ông Alexander Turchinov cho biết trước đó, việc chế tạo ra các loại vũ khí và trang thiết bị quân sự mới, cụ thể là sản xuất tên lửa và pháo binh hiện đại, xe bọc thép, đạn dược và vũ khí có độ chính xác cao là hướng ưu tiên cho tài trợ ngân sách quốc phòng.

Cho tới thời điểm này năm 2017, ngân sách Nhà nước Ukraine đã phân bổ cho lĩnh vực an ninh quốc phòng 129 tỉ hryvnia.

Trong tháng 7/2017, 9 tỉ hryvnia đã được cấp cho lĩnh vực an ninh.

Năm 2016, mức chi tiêu quốc phòng của Ukraine là 113 tỉ hryvnia, theo TASS.

Với các nỗ lực cải cách thiết bị quân sự và đầu tư cho quốc phòng ở Ukraine, Tổng thống Poroshenko dường như đang muốn thể hiện ý chí quyết tâm lập lại hòa bình, thống nhất đất nước. Cách đó vài ngày, ông tuyên bố là một Tổng thống hòa bình bởi quân đội Ukraine không đi xâm lược ai, đồng thời bày tỏ mong muốn được Mỹ cấp thêm các loại vũ khí sát thương đảm bảo vấn đề phòng thủ.

Trước đó 2 ngày, Chính phủ Ukraine đã thông qua dự thảo ngân sách quốc gia. Theo đó, Thủ tướng Ukraine Volodymyr Groysman cho biết dự báo ngân sách năm 2018 thâm hụt 2,4% GDP.

Mức thâm hụt này là phù hợp với các mục tiêu tài khóa của chương trình cải cách đổi lấy viện trợ trị giá 17,5 tỷ mà Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dành cho Ukraine.

Ông Groysman cho hay bản dự thảo ngân sách này dựa trên những kỳ vọng kinh tế Ukraine sẽ tăng trưởng 3% trong năm 2018, vượt mức 1,8% dự đoán trong năm nay.

Ngoài ra, ông Groysman cũng dự báo rằng lạm phát sẽ giảm từ 11,2% xuống còn 7% trong năm 2017.

Trong triển vọng kinh tế thế giới mới nhất, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế của Ukraine ở mức 2% trong năm nay, có thể tăng lên 4% vào năm 2020.

Ngân sách Ukraine, đặc biệt là chi tiêu quốc phòng được cho là sẽ nhận được khoản hỗ trợ lớn từ Mỹ.

Vào tháng 12/2016, Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua khoản viện trợ 350 triệu USD cho Ukraine.

Hãng thông tấn Unian (Ukraine), Mỹ có kế hoạch mở rộng hợp tác quân sự với Ukraine, đặc biệt cung cấp thiết bị và hỗ trợ kỹ thuật cho Lực lượng Biên phòng Nhà nước Ukraine.

Ukraine đang ngày càng chú trọng vào quốc phòng trong bối cảnh đất nước đối mặt với cuộc xung đột ở miền Đông và tình hình nợ quốc gia không được cải thiện.

Tháng 2/2017, theo Ngân hàng Quốc gia Ukraine, 30,5% số nợ là không thể thu hồi và tình hình hiện nay đang lạc quan hơn sau đợt thua lỗ kỷ lục trong lĩnh vực ngân hàng khoảng 159 tỉ hryvnia vào cuối năm 2016.

Nhưng các nhà phân tích thị trường đưa ra con số bi quan hơn, 50% số nợ của Ukraine là không thể thu hồi.

Tờ báo Đức Die Welt lưu ý rằng ngành ngân hàng Ukraine vẫn đang  phải chịu hậu quả cuộc suy thoái sâu từ năm 2014. Điều này không chỉ liên quan đến xung đột miền Đông đất nước, mà còn do tình trạng tham nhũng ở nước này chưa có dấu hiệu được cải thiện.(Baodatviet)
------------------------

Nga ra đòn đảo ngược cục diện Syria, Mỹ toan “châm lửa” cuộc chiến khác

Nga đang giúp lập lại hòa bình ở Syria, cho dù phải đối đầu với Mỹ, Anh, Pháp, Thổ, Israel, Ả Rập Xê-út và các nước khác. Và chắc chắn một khi cuộc chiến ở Syria chấm dứt, cuộc chiến ở nơi khác sẽ lại nổi lên vì Nga đang thách thức bá quyền của Mỹ. 

quan doi syria chien dau tai deir ez-zor (anh minh hoa)

Quân đội Syria chiến đấu tại Deir ez-Zor (Ảnh minh họa)

Theo Russia Insider, chiến thắng ngoạn mục mới đây của quân độ chính phủ Syria cùng đồng minh giải phóng tỉnh Deir ez-Zor báo hiệu chiến tranh sẽ sớm kết thúc. Tuy nhiên niềm vui ngắn chẳng tày gang thì Syria và đồng minh Nga lại lo sợ Mỹ và các nước khác sẽ gây ra một cuộc xung đột khác.

Đứng ở góc độ bên ngoài, có thể nhận thấy rằng trong cuộc xung đột ở Syria, hai đối thủ chính lại là Mỹ và Nga. Kể từ khi Nga can thiệp vào Syria, nước này đã nhanh chóng giành thế thượng phong so với Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia Nga lo ngại rằng, khi hòa bình lập lại ở Syria thì rất có thể chiến tranh sẽ nổ ra ở một nơi khác.

Russia Insider cho rằng cuộc nội chiến kéo dài 6 năm qua ở Syria không thực sự là cuộc chiến của riêng Syria mà là chiến trường giành sự thống trị của Mỹ và đồng minh trong một cuộc chiến toàn cầu. Syria chỉ là một trong số rất nhiều nước mà Mỹ tìm cách thiết lập quyền bá chủ thông qua chiến tranh nhằm thay đổi chế độ.

Nga bước chân vào cuộc chiến dưới danh nghĩa bảo vệ đồng minh Syria vào cuối năm 2015 chính là nhân tố làm thay đổi cuộc chơi. Trước đó, chính phủ Assad gần như đã mất hết quyền lực khi phiến quân do Mỹ và đồng minh hậu thuẫn giành được ưu thế lớn trên chiến trường.

Việc giải phóng Aleppo vào tháng 12/2016 và gần đây là giải phóng thành phố phía đông Deir ez-Zor do quân đội Syria dưới sự hỗ trợ của không lực Nga đã báo trước sự thua cuộc của Mỹ và đồng minh trong việc lật đổ Assad. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là vấn đề đã kết thúc, Russia Insider cảnh báo.

phi cong nga kiem tra chien dau co su-34 truoc khi xuat kich tai chien truong syria

Phi công Nga kiểm tra chiến đấu cơ Su-34 trước khi xuất kích tại chiến trường Syria

Trong những tháng qua, Mỹ và NATO cùng các đối tác trong khu vực đã nhận ra rằng ván bài ở Syria tiến triển theo chiều hướng xấu. Tổng thống Assad gần đây đã tiết lộ các nguồn tài trợ từ bên ngoài cho lực lượng chống chính phủ đang dần cạn kiệt. Một dấu mốc quan trọng chính là tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu ngừng ngay những hoạt động hỗ trợ của CIA ở Syria.

Mục tiêu thay đổi chế độ của Mỹ ở Syria đã thất bại, do đó nhiều đồng minh nước ngoài đang tranh cãi nhằm sắp xếp lại lợi ích của mình. Nga hiện nay đang là người cầm chịch ở Syria. Russia Insider cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đang hỗ trợ hết sức nối lại các cuộc đối thoại hòa bình do Nga làm trung gian.

Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian mới đây đã viếng thăm Mátxcơva và tuyên bố trong cuộc họp báo với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov rằng Paris không còn yêu cầu Tổng thống Assad phải từ chức nữa. Đây là một sự thay đổi lớn so với người tiền nhiệm trước đây của ông Le Drian với tuyên bố “Không còn nơi nào trên trái đất này để Assad dung thân cả".

Pháp cũng giống như Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận ra rằng nước cờ tốt nhất lúc này là tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình với hy vọng có thể gây ảnh hưởng đến kết quả chung cuộc và đạt được một số lợi ích.

Trong khi đó, Ả Rập Xê-út lại đang muốn Nga triển khai sức mạnh theo hướng ngăn chặn ảnh hưởng của Iran ở Syria. Iran cùng với Hezbollah của Li-băng là một đối tác quan trọng giúp quân đội Syria đạt được những thắng lợi quân sự. Theo Russia Insider, Ả Rập Xê-út đã nhận ra kết cục thất bại của cuộc chiến chống Assad do Mỹ dẫn đầu. Điều mà Ả Rập Xê-út tập trung hiện nay là đối đầu với Iran, nước mà Ả Rập Xê-út coi là kẻ thù trong khu vực.

Israel cũng đã đi sai hướng trong cuộc nội chiến Syria khi ủng hộ Mỹ thay đổi chế độ, và do đó sẽ phải hứng chịu những mất mát. Cuộc viếng thăm bất ngờ của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tới Mátxcơva vào cuối tháng trước phần lớn là vì Israel lo lắng trước vị thế lớn mà Iran giành được tại Syria. Cuộc không kích của Israel vào Syria hôm 8/9 có thể được hiểu là hành động trả thù trước chiến thắng lớn của quân đội Syria tại Deir ez-Zor.

israel la nhan to khong the bo qua trong bat cu bien dong lon nao tai khu vuc trung dong

Israel là nhân tố không thể bỏ qua trong bất cứ biến động lớn nào tại khu vực Trung Đông

Tuy nhiêm, cho dù chính phủ Syria đang giành được quyền kiểm soát lớn trên lãnh thổ Syria, nhưng không chắc là Mỹ cùng các đồng minh đã chịu từ bỏ mục tiêu.

Vụ đánh bom trên không ở thành phố phía bắc Raqqa và sự hỗ trợ cho lực lượng dân quân người Kurd nhằm mục tiêu phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria và khiến chính phủ Assad mất quyền kiểm soát.

Cho dù Mỹ và đồng minh chịu chấp nhận thất bại trong việc lật đổ ông Assad thì Syria vẫn phải đối mặt với sự can thiệp từ bên ngoài. Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp chắc chắn sẽ cố gắng sẽ dính líu đến quá trình đàm phán để tác động đến kết quả cuối cùng. Ả Rập Xê-út và Israel sẽ chuyển hướng thù địch sang Iran theo cách khác, có thể vẫn sẽ xâm phạm đến chủ quyền của Syria.

Đối với Mỹ và Anh, Syria chỉ là một phần trong bức tranh lớn về khẳng định sự thống trị toàn cầu, nhất là đối với các đối thủ như Nga, Trung và Iran. Mỹ đã bị thất bại nghiêm trọng ở Syria, trong khi Nga lại gần như chắc chắn sẽ giành chiến thắng và là nhân vật chủ chốt trong ván cờ Syria, khi đất nước bị chiến tranh giày xéo suốt sáu năm qua bắt đầu tái thiết.

Tuy nhiên Russia Insider cảnh báo Mỹ rất có thể sẽ gây chiến ở những nơi khác trong chiến lược giành quyền kiểm soát và thống trị toàn cầu. Cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Triều Tiên dường như không chỉ là sự trùng hợp khi tham vọng của Mỹ ở Syria đang sụp đổ. Hành động và hướng tiếp cận của Mỹ ở Triều Tiên đang khiến khu vực trở nên mất ổn định, và đó là sự che đậy hoàn hảo cho Mỹ trong việc mở rộng lực lượng chiến lược đến gần biên giới Nga và Trung Quốc.

Ở Ukraine, Mỹ đang khiến cuộc xung đột thêm bất ổn bằng cách cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev. Còn Tổng thống Putin đã cảnh báo bạo lực leo thang và nguy cơ không đạt được giải pháp hòa bình nếu Mỹ vẫn tiếp tục trang bị vũ khí cho Kiev.

linh ukraine duoc co van my huan luyen quan su

Lính Ukraine được cố vấn Mỹ huấn luyện quân sự

Việc chiến thắng trong cuộc xung đột ở Syria là chiến thắng chiến lược cho nhân dân Syria và đồng minh, đặc biệt là Nga. Chiến thắng này là nhờ quyết định can thiệp táo bạo của ông Putin hai năm trước.

Mỹ và các đồng minh giờ đây đang phải tự mình chăm sóc vết thương. Tuy nhiên, chiến lược làm bá chủ toàn cầu của Mỹ sẽ không chỉ dừng lại ở đây, Russia Insider nhận định. Cuộc chiến ở Syria chỉ là một mặt trận trong số nhiều mặt trận trên khắp toàn cầu mà Mỹ đang triển khai tham vọng của mình.

Nga đang giúp lập lại hòa bình ở Syria, cho dù phải đối đầu với Mỹ, Anh, Pháp, Thổ, Israel, Ả Rập Xê-út và các nước khác. Và chắc chắn một khi cuộc chiến ở Syria chấm dứt, cuộc chiến ở nơi khác sẽ lại nổi lên vì Nga đang thách thức chủ nghĩa bá quyền của Mỹ. (Viettimes)
-----------------------

Cựu Ngoại trưởng Kerry: Triển khai lực lượng LHQ tới Ukraine có thể là “cái bẫy”

Tổng thống Putin đã đề xuất triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tới miền Đông Ukraine để bảo vệ phái bộ giám sát của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, đồng thời giúp chấm dứt xung đột giữa quân đội Ukraine và lực lượng ly khai...

Theo Ria Novosti ngày 17/9, Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga, bà Valentina Matvienko cho rằng việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) tới biên giới Nga-Ukraine là không hợp lý.

Trước đó, Tổng thống Putin đã đề xuất triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tới miền Đông Ukraine để bảo vệ phái bộ giám sát của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), đồng thời giúp chấm dứt xung đột giữa quân đội Ukraine và lực lượng ly khai miền Đông nước này.

Tuy nhiên, phát biểu trước báo giới, bà Matvienko khẳng định Moscow mạnh mẽ phản đối ý tưởng này. “Tôi không thấy chút logic nào trong đề xuất trên. Những người muốn tiêu diệt hoặc bao vây người dân của các nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk bằng hàng rào thép gai sẽ đều không thể thành công”, Bà Matvienko nhấn mạnh.

Phía Ukraine hoan nghênh việc Tổng thống Nga Vladimir Putin thẳng thắn cởi mở trước kế hoạch triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) tới khu vực miền Đông Ukraine do phe ly khai kiểm soát, tuy nhiên phía Kiev nói rằng quân đội Nga không được phép tham gia lực lượng này.

Trước đó vào hôm 11/9, ông Putin đã nói với Thủ tướng Đức Angela Merkel rằng lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ có thể sẽ được triển khai không chỉ ở đường giới tuyến tại Donbass mà còn cả một số khu vực khác, nơi các giám sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đang hoạt động. Cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, ông Kostiantyn Yeliseyev cho rằng tuyên bố của ông Putin là một dấu hiệu tốt song "vấn đề nằm ở chi tiết".

Ông Yeliseyev nói rõ: "Theo tôi, việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ diễn ra càng sớm thì chúng ta càng có thể nói về một bước đột phá tích cực trong việc giải quyết tình hình tại Donbass bằng con đường chính trị. Nga không được phép tham gia lực lượng này".

cuu ngoai truong my john kerry

Cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry

Cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thì bày tỏ lo ngại rằng, ý tưởng triển Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tới Donbass có thể chỉ là một “cái bẫy”.

"Chúng ta cần phải chắc chắn rằng nó (ý tưởng của Nga triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình ở Donbass) không phải là một loại bẫy", ông Kerry phát biểu tại diễn đàn "Chiến lược châu Âu Yalta".

Bình luận về ý tưởng triển khai lực lượng Liên Hiệp Quốc tại Donbass, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, cho rằng trong trường hợp đạt được một thỏa thuận về vấn đề này, LHQ sẽ sẵn sàng làm bất cứ điều gì để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.(Infonet)

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Thiết kế web Phát triển Portal

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal  chuẩn SEO, chất lượng cao

Nhanh chóng quảng bá, triển khai kinh doanh hiệu quả trên môi trường trực tuyến

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958